|
Miệng cống bị bịt kín, nước thoát ra chỗ nào? - Ảnh: Lê Phan |
Vừa qua sau những cơn mưa lớn đầu mùa, nhiều khu vực tại TP.HCM bị ngập nặng, người dân vất vả, bì bõm lội nước trên đường.
Mưa ngập một phần do hệ thống cống thoát quá tải, nhiều dự án chống ngập vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên sự vô ý thức người dân cũng 'góp phần' không nhỏ gây ra ngập.
Ghi nhận tại nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố, hệ thống cống thoát bị chặn lại bằng đủ cách và với nhiều mục đích khác nhau. Nhiều miệng cống bị bịt chặt lại bằng ván, gỗ, có nơi người dân còn xây kín lại bằng gạch, xi măng để tiện cho xe cộ lên xuống.
Một số miệng cống khác ngổn ngang bọc rác, ly nhựa nằm nổi lềnh bềnh bên trong. Có nơi không rõ vì nguyên nhân gì, người dân còn dùng bạt chặn miệng cống sau đó lấy đá chèn lại khiến nước không rút được sau mưa.
Một người dân sống trên đường D2 phân bua gia đình mình phải lấy ván chắn kín miệng cống vì mùi hôi bốc lên không chịu nổi khi trời nắng.
Khi được hỏi làm như thế này thì mưa sẽ gây ngập do nước không rút được, chị này giải thích khi mưa sẽ gỡ ván ra, nhưng theo quan sát của chúng tôi, những miếng ván kia vẫn nằm nguyên vị trí ngày qua ngày dù nắng hay mưa.
Trong khi thành phố nỗ lực giải quyết tình trạng ngập thì một số hộ dân lại cố tình chặn lối thoát nước gây ngập. Cứ tình trạng này, cái vòng luẩn quẩn "chống ngập cứ ngập" bao giờ mới chấm dứt?
|
Chủ nhà tại khu vực miệng cống này cho biết họ chắn miệng cống để tránh mùi hôi - Ảnh: Lê Phan |
|
Một miếng cống bị che bằng tấm bạt rất nhiều ngày trên đường D2 - Ảnh: Lê Phan |
|
Miệng cống bị che bít bằng các tấm ván - Ảnh: Lê Phan |
|
Miệng cống đầy rác và kín đất, bùn trên đường D2 - Ảnh: Lê Phan |
|
Người dân chắn miệng cống bằng cầu dẫn sắt và tấm xi măng để tiện cho xe lên xuống - Ảnh: Lê Phan |
|
Miệng cống bị xây chắn bít lại bằng gạch - Ảnh: Lê Phan |
|
Miệng cống bị chắn lại bằng bạt - Ảnh: Lê Phan |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận