08/06/2024 16:14 GMT+7

'Cử tri không tiếc đầu tư cho văn hóa, nhưng sân vận động Mỹ Đình nợ nghìn tỉ vậy cần phải suy nghĩ'

Ngày 8-6, Quốc hội thảo luận tại tổ về chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa với nhiều ý kiến băn khoăn về tính hiệu quả của chương trình và việc bố trí vốn.

Đại biểu Nguyễn Công Long - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Nguyễn Công Long - Ảnh: Quochoi.vn

Nhấn mạnh sự cần thiết phải triển khai chương trình phát triển văn hóa, song Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (TP.HCM) cho rằng cách tiếp cận hiện nay đang “ngược”.

Vì để phát triển văn hóa phải là nguồn lực xã hội, nhưng chương trình lại đang thiết kế chủ yếu là nguồn lực ngân sách, việc phát huy nguồn lực ngoài ngân sách rất ít.

Có cơ chế thu hút nguồn lực tư nhân

Vì vậy, ông Mãi cho rằng cần phải gia công thêm, có cơ chế huy động nguồn lực phát triển văn hóa để cho các đơn vị sự nghiệp công, các doanh nghiệp nhà nước và của tư nhân tham gia vào.

Đặc biệt với phát triển ngành công nghiệp văn hóa, ông Mãi dẫn chứng mục tiêu đến năm 2030 chiếm 10% GRDP của TP.HCM. Đây là con số lớn nên cần phải có sự đầu tư về thể chế, nhân lực, hạ tầng cơ bản để thúc đẩy công nghiệp văn hóa trên cơ sở thu hút nguồn lực xã hội.

Đối với việc xây dựng các thiết chế văn hóa tầm thế giới, tầm khu vực, ông Mãi lưu ý cần chú ý bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Bởi đây chính là sức mạnh nội sinh, để Việt Nam khác với các dân tộc khác, các nền văn hóa khác.

"Nếu như chúng ta du nhập mà không có chọn lọc là không được. Vì vậy, cùng với việc có cơ chế chính sách phát huy nguồn lực, cần tập trung từ ngân sách để đầu tư phát triển văn hóa dân tộc” - ông Mãi nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) băn khoăn về việc sử dụng nguồn lực cơ sở hạ tầng trong thiết chế văn hóa sao cho hiệu quả.

Ông dẫn chứng từ khu liên hợp thể thao Mỹ Đình vốn được xác định là đầu tư trọng điểm, nhưng giờ xuống cấp, không hiệu quả.

Thanh tra còn chỉ ra vi phạm nghiêm trọng, nợ hàng nghìn tỉ đồng và không có cơ chế nào khắc phục.

Không tiếc nguồn lực nhưng cần hiệu quả

“Cử tri và Quốc hội không tiếc gì huy động nguồn lực để phát triển cơ sở văn hóa, nhưng quản lý khai thác sử dụng thế nào là cả câu chuyện.

Đầu tư hàng chục nghìn tỉ như Mỹ Đình, mà giờ đầu tư hàng trăm nghìn tỉ cho chương trình thì cử tri có quyền đặt câu hỏi, suy nghĩ về trách nhiệm của đại biểu, Quốc hội” - ông Long nêu vấn đề.

Tương tự, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cũng băn khoăn khi chương trình không còn tên gọi là “chấn hưng văn hóa” như dự thảo ban đầu, nhưng trong đề xuất lại dùng nhiều từ này. Bởi theo đại biểu, việc phát triển văn hóa và chấn hưng văn hóa là khác nhau, nên cần phải có mục tiêu rõ ràng.

Với nguồn vốn của chương trình là rất lớn cho cả hai giai đoạn là hơn 200.000 tỉ đồng. Giai đoạn 2025 - 2030 vốn ngân sách là hơn 70.000 tỉ đồng… ông An cũng băn khoăn việc bố trí vốn, phân bổ vốn không có trọng tâm trọng điểm thì sau này giám sát lại chỉ ra bất cập là khả năng giải ngân và tính hiệu quả.

Đề xuất hơn 122.000 tỉ đồng cho phát triển văn hóaĐề xuất hơn 122.000 tỉ đồng cho phát triển văn hóa

Sáng 3-6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trình bày tờ trình về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp