Phóng to |
Tình trạng “sa tặc” vẫn lộng hành gây ô nhiễm, sạt lở sông Hương khiến cử tri TP Huế bức xúc - Ảnh: Nguyên Linh |
Điểm chung ở hai kỳ họp này là cử tri bức xúc nhiều về các dự án triển khai “nhỏ giọt” làm ảnh hưởng đến nguồn vốn ngân sách, gây khổ cho người dân, tình trạng ô nhiễm môi trường chậm được xử lý,
Quảng Nam: ứng vốn nhiều, dự án vẫn chậm
Yêu cầu xử lý việc gây ô nhiễm Trong gần 90 câu hỏi của các cử tri Quảng Nam gửi đến kỳ họp HĐND lần này, có rất nhiều câu hỏi quan tâm đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Cử tri huyện Đại Lộc đề nghị chính quyền tỉnh có biện pháp ngăn chặn tình trạng chất thải của nhà máy cồn ethanol xả ra suối. Cử tri huyện Phước Sơn bức xúc trước việc xả thải và tình trạng xử lý nước thải của Công ty TNHH Vàng Phước Sơn. Cử tri TP Tam Kỳ phản ảnh việc ôtô của Tập đoàn Xuân Thành vận chuyển đất, nguyên liệu, phóng nhanh vượt ẩu, gây ô nhiễm nặng. |
Trong câu hỏi chất vấn trực tiếp gửi đến HĐND tỉnh, đại biểu Nguyễn Thị Thu Lan (TP Tam Kỳ - huyện Núi Thành) bày tỏ: Cử tri địa bàn Tam Kỳ - Núi Thành rất bức xúc trước tình trạng tạm ứng vốn ngân sách quá lớn, có lúc đến 1.500 tỉ đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của tỉnh nhưng thi công ì ạch, thậm chí có cả một số dự án không có khối lượng công trình, dẫn tới việc chậm hoàn vốn ứng của Quảng Nam trở thành “điển hình” cho cả nước. Đề nghị UBND tỉnh xem xét giải trình về nguyên nhân và trách nhiệm, giải pháp khắc phục và thời gian hoàn thành dứt điểm những tồn đọng nêu trên.
Cũng nằm trong việc xử lý điều hành ngân sách, cử tri huyện Bắc Trà My đề nghị UBND tỉnh giải thích rõ việc xây dựng cầu Sông Trường nối Nam Trà My và Bắc Trà My trên tuyến ĐT 616, đường Nam Quảng Nam qua thị trấn Trà My được quy hoạch nhưng chẳng thấy thi công.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang trả lời: Cầu Sông Trường và Nước Oa hiện nay dự án giai đoạn 1 đã hoàn thành gần 1.400 tỉ đồng nhưng bố trí vốn đến cuối năm 2012 mới đạt 860 tỉ đồng, đang nợ khối lượng trên 540 tỉ đồng, nguồn vốn trái phiếu chính phủ. Về tuyến đường Nam Quảng Nam, UBND tỉnh đang làm việc với Bộ GTVT và các bộ ngành liên quan để báo cáo với Chính phủ chuyển thành quốc lộ do bộ quản lý để tiếp tục đầu tư giai đoạn 2.
Thừa Thiên - Huế: quy hoạch “treo” làm khổ dân
Tại khu vực bốn phường Thành nội Huế hiện có khoảng 1.000 hộ dân sống trên khu vực Thượng Thành - Eo Bầu thuộc di tích kinh thành Huế buộc phải giải tỏa trắng. Tuy nhiên, hơn 20 năm quy hoạch, dự án vẫn triển khai “nhỏ giọt”, người dân phải sống trong âu lo. Cử tri ở đây kiến nghị UBND tỉnh cho biết kế hoạch cụ thể về việc giải tỏa khu vực Thượng Thành - Eo Bầu.
Cử tri ở Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (huyện Phú Lộc) phản ảnh một số dự án trong khu kinh tế được UBND tỉnh cấp phép đầu tư, thế nhưng nhiều năm nay không được triển khai, trong khi người dân địa phương không có đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn. Cử tri đề nghị tỉnh sớm kiểm tra và kiên quyết thu hồi những dự án chậm triển khai này. Cử tri huyện Phú Lộc cũng phản ảnh tình trạng nhiều dự án “rùa”, chủ đầu tư chậm trễ trong công tác đền bù gây thiệt hại cho hộ dân trong vùng dự án. Ngoài ra, cử tri huyện Phú Vang cũng có kiến nghị tỉnh phải tác động mạnh mẽ đến các dự án du lịch chậm triển khai xây dựng ở vùng biển Thuận An và xã Phú Thuận.
Cử tri TP Huế tiếp tục phản ứng tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Hương vẫn diễn ra công khai, đề nghị tỉnh có biện pháp mạnh xử lý dứt điểm. Cử tri ở huyện Phú Lộc cũng kiến nghị tỉnh sớm xử lý tình trạng “cát tặc” cày nát sông Truồi, gây ô nhiễm và sạt lở.
Cử tri phường Hương Sơ (TP Huế) đề nghị tỉnh phải có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường dai dẳng ở các lò giết mổ gia súc trên địa bàn phường. Nhiều cử tri trong tỉnh cũng lo lắng, phản ảnh tình trạng hoàn trả mặt bằng sau khi khai thác titan không đúng quy trình; ngày có thêm nhiều nhà máy, công trình gây ô nhiễm ở giữa khu dân cư.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận