27/06/2023 07:08 GMT+7

Cú sốc của một chuyến đi tiêm vắc xin

Cho tới bây giờ, hình ảnh tất cả lặng như tờ, hướng mắt về chiếc xe ấy vẫn đầy ám ảnh. Hình ảnh hơn vạn ngàn lời nói đã thay đổi tất cả, thay đổi cả tâm lý "anti" vắc xin mà tôi giữ bao năm.

Nhân viên y tế chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhân viên y tế chờ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Vốn thuộc trường phái "anti" thuốc, tôi thường chỉ chịu dùng tới thuốc khi không thể tránh khỏi, khi các biện pháp cổ truyền và đông y, lá lẩu không làm bệnh thuyên giảm. Với tư duy đó, tôi cũng là dạng "anti" vắc xin.

Thể hiện "anti" ngay sau khi những liều vắc xin COVID-19 đầu tiên được tung ra thị trường vào đầu năm 2021, các tin đồn bắt đầu lan truyền trên mạng xã hội rằng chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, dù thực tế thì cũng chưa có bằng chứng đáng tin cậy nào đằng sau những nỗi sợ hãi này.

Một số bạn bè cũng kháo nhau rằng vắc xin COVID-19 gây suy giảm trí nhớ, gây rụng tóc sau khi tiêm... Rồi tin rằng ngay cả dân Anh, dân Mỹ hiểu biết thuốc thang cũng nhiều người e ngại vắc xin, không chịu tiêm.

Mùa hè năm 2021, dịch bắt đầu lên đỉnh điểm ở TP.HCM. Các cơ quan bắt đầu phủ vắc xin cho cán bộ công nhân viên, tôi tiếp tục lẩn tránh các đợt tiêm, với quan niệm chả biết vắc xin mới có độc địa gì với mình không, cơ thể mình có bị ảnh hưởng lâu dài không...

"Tự nhiên cơ thể đang trong sạch, tiêm làm gì cái chất liên quan dính dáng tới COVID-19 vào người. Nghe nói nó là con COVID-19 đã suy yếu, nhưng vẫn là COVID-19 chứ", tôi làu bàu nửa đùa nửa thật giải thích với mấy ông bạn đang rủ đi tiêm cùng. Ấy vậy mà khi ấy cũng có vài ông tin lời mình!

Đùng cái, xuất hiện tin tức đã có người tử vong sau khi tiêm vắc xin. Tin gây chú ý với cá nhân tôi là An Giang ghi nhận một trường hợp tử vong do sốc phản vệ sau tiêm chủng vắc xin COVID-19 ngày 7-5-2021. Người tử vong lại còn là nữ nhân viên y tế 35 tuổi đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu.

Những tin tức đó khiến tôi càng khư khư quan niệm anti vắc xin.

Rồi cả thành phố giãn cách. TP.HCM áp dụng chỉ thị 16, người dân chỉ có thể ra khỏi nhà trong trường hợp cần thiết: mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ. "Mỗi phường, xã, thị trấn; mỗi cơ quan, nhà máy, xí nghiệp là một pháo đài phòng, chống dịch".

Loa đài sáng sáng thuyết phục, hướng dẫn, yêu cầu người dân không ra khỏi nhà, "ai ở đâu thì ở đó". Các đơn vị xét nghiệm diện rộng toàn thành phố trong thời gian giãn cách xã hội để phát hiện sớm nhất các trường hợp F0, kịp thời ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

TP Thủ Đức tôi ở khi đó đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin, tổ chức các hình thức tiêm vắc xin. Trong không khí đặc quánh ngày dịch, các con số về ca nhiễm và tử vong trở thành tin hot nhất trên báo đài mỗi ngày, cũng như đi vào từng câu chuyện kể với nhau online.

Rồi một buổi trưa tháng 8-2021.

"Ông Quý ơi, ông đi tiêm chưa?", anh Tuấn, người anh thân thiết, gọi điện hỏi gấp gáp.

"Chưa, có ra khỏi nhà được đâu, giãn cách mà", tôi thoái thác chuyện tiêm.

"Ông đi ngay hộ tôi cái. Tôi xin bệnh viện cấp giấy đi đường cho ông tới viện tiêm".

Chừng 10 phút sau, người anh chụp bản giấy mời gửi qua tôi, ép đi ngay kẻo giấy chỉ có hiệu lực nhất định.

Cực chẳng đã, nể nang người anh, tôi đành xách xe máy ra đường, hướng về Bệnh viện Thủ Đức để tiêm.

Đang đợi sắp tới lượt, chợt thấy gì đó như sương mù lan tỏa mịt mờ từ phía cửa một phòng bệnh cách đó chừng 20m. Một y tá kéo giường bệnh đi trước, tay xịt cồn sát khuẩn chuyên dụng, người sau đẩy xe. Trên xe là một người nhỏ thó trùm khăn trắng kín từ đầu tới chân!

Sốc thực sự. Cả dòng người đang xếp hàng chờ tiêm, tất cả lặng như tờ, đều hướng mắt về chiếc xe đầy ám ảnh. Có nghe báo đài nói về số nạn nhân tử vong, nhưng đây là lần đầu tiên được chứng kiến tận mắt một người ra đi vì COVID-19, ngay tại bệnh viện và trong không khí lo sợ đặc quánh.

Khi hai nhân viên y tế đẩy bệnh nhân vào phòng lạnh quay về, ai đó hỏi với: bệnh nhân trước có được tiêm vắc xin chưa bác sĩ ơi? Dạ chưa! Tiêm thì nếu nhiễm chỉ bị nhẹ thôi chứ không đến nỗi.

Một thông điệp bằng hình ảnh quá ám ảnh! Không ai bảo ai, cả dòng người lặng lẽ, kiên trì chờ tới lượt tiêm tiếp theo của mình. Không một ai quay về vì phải chờ lâu. Không ai nhụt chí thay đổi giữa chừng.

Lần đi tiêm ấy tôi không bị sốc sau tiêm như lời đồn, cũng không đau mỏi hay sốt nhẹ. Tôi chỉ bị sốc bởi hình ảnh hơn vạn ngàn lời nói đã khắc sâu vào tâm trí tôi, thay đổi hẳn tâm lý anti vắc xin bao lâu tôi cố giữ.

Xin cầu linh hồn những người ra đi những ngày tháng ấy được thanh thản, siêu thoát.

Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể

Báo Tuổi Trẻ với sự đồng hành của Hệ thống tiêm chủng VNVC đang tổ chức cuộc thi viết "Tiêm ngừa - Chuyện chưa kể". Đây là cơ hội để mọi người chia sẻ câu chuyện của mình, truyền cảm hứng và nâng cao ý thức về tầm quan trọng của tiêm chủng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ban tổ chức cho biết cuộc thi mở cho tất cả mọi người từ 16 tuổi trở lên, không giới hạn quốc tịch hay nghề nghiệp. Cán bộ, nhân viên báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) được phép viết bài để hưởng ứng cuộc thi nhưng không được chấm giải.

Về dung lượng, tác phẩm dự thi là bài viết ngắn bằng tiếng Việt, tối đa 800 từ, khuyến khích tác phẩm có hình ảnh, chùm ảnh hoặc video clip minh họa.

Nội dung là một câu chuyện liên quan đến chủ đề "tiêm chủng" và tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc duy trì, nâng cao sức khỏe cộng đồng, như kỷ niệm đẹp về tiêm chủng của bạn hoặc người thân;

Kỷ niệm về việc bạn đã cân nhắc lý do và đưa ra quyết định tiêm chủng; Cảm nhận và trải nghiệm cá nhân trong, sau khi tiêm chủng hoặc những ảnh hưởng của tiêm chủng đối với cuộc sống cá nhân và cộng đồng xung quanh.

Người tham gia có hai cách để nộp bài viết dự thi: Gửi email đến địa chỉ [email protected]. Trong email, cần cung cấp thông tin cá nhân đầy đủ: tên, tuổi, quốc gia, địa chỉ email và số điện thoại liên lạc; Hoặc vào chuyên trang của cuộc thi ở địa chỉ tuoitre.vn, sau đó điền thông tin và tải file chứa bài dự thi theo yêu cầu.

Những tác phẩm dự thi tốt sẽ được ban tổ chức chọn lựa, đăng tải trên các ấn phẩm của Tuổi Trẻ (bài được chọn đăng không đồng nghĩa là bài sẽ đoạt giải). Thời gian nhận bài viết: Ngày 10-6 đến 30-7-2023, bất kỳ tác phẩm nào gửi sau thời hạn này 30-7-2023 sẽ không được xem xét.

Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá bởi ban giám khảo gồm các chuyên gia y tế, nhà báo, nhân vật có tầm ảnh hưởng xã hội.

Giải thưởng gồm 2 giải đặc biệt trị giá 30 triệu đồng/giải; 10 giải nhất trị giá 10 triệu đồng/giải; 15 giải nhì (5 triệu đồng/giải); 20 giải ba100 giải khuyến khích.

Hình ảnh gây sốc trong một lần đi tiêm vắc xin - Ảnh 3.

Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin thế nào, vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng có hiệu quả?Chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin thế nào, vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng có hiệu quả?

Sau tiêm vắc xin trẻ cần được chăm sóc và theo dõi như thế nào? Hiện có bao nhiêu loại vắc xin phòng bao nhiêu bệnh, có vắc xin nào mới, vắc xin được bảo quản như thế nào để đảm bảo chất lượng khi đưa đến tay người sử dụng?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp