Tỉ lệ giới trẻ khao khát trở thành doanh nhân hay người làm chủ được khảo sát tại 6 nước ASEAN. Dữ liệu của WEF
Tỉ lệ này còn cao hơn cả Malaysia, Singapore. Dẫn đầu trong khu vực là Indonesia với 35,5%, sau đó là Thái Lan với 31,9% số người trẻ mốn trở thành doanh nhân hay người làm chủ.
Kết quả này nằm trong khuôn khổ một khảo sát mới về các kỹ năng công nghệ đối với tương lai nghề nghiệp của người trẻ trong khu vực ASEAN, được (WEF) tiến hành với 56.000 công dân ASEAN nằm trong độ tuổi 15 - 35.
Một điều đáng chú ý khi theo kết quả khảo sát, thế hệ trẻ khu vực ASEAN không thích học toán, mà ưu tiên học ngoại ngữ và kỹ năng mềm.
Những kỹ năng mềm được giới trẻ, trong đó có Việt Nam, chú trọng hơn những kỹ năng về khoa học, kỹ thuật, toán học và công nghệ (nhóm STEM).
Theo ông Justin Wood, trưởng WEF khu vực châu Á - Thái Bình Dương, rất khó dự đoán cách mà công nghệ thay đổi tương lai của các ngành nghề lao động.
Tuy vậy, chắc chắn rằng người lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc gia tăng, "vòng đời" của các kỹ sư cũng sẽ bị rút ngắn.
Phát biểu tại hội thảo Digital ASEAN do WEF tổ chức tại Hà Nội sáng 16-8, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận: "Công nghệ sẽ thay đổi rất nhanh, nhưng người dân và Chính phủ chưa thể thay đổi nhanh như vậy. Đây chính là thách thức lớn nhất của Việt Nam".
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc đào tạo nguồn nhân lực thích nghi với sự thay đổi của công nghệ - Ảnh: T. HÀ
Ông cho rằng một trong những việc mà Việt Nam đã thực hiện chính là thay đổi con người, để thích nghi tốt hơn với thay đổi.
"Muốn làm được điều đó, chúng ta không chỉ đào tạo về công nghệ, mà còn phải đào tạo cả kỹ năng mềm", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận