24/10/2024 14:49 GMT+7

Cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm

Ước tính trên toàn cầu, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng.

Cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm - Ảnh 1.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phúc, chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ tại hội nghị - Ảnh: D.LIỄU

Thông tin này được tiến sĩ Nguyễn Thị Phúc, chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, chia sẻ trong Hội nghị Khoa học quốc tế kiểm nghiệm thực phẩm 2024, diễn ra từ ngày 24 đến 25-10 tại Hà Nội.

Hội nghị do Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia (Bộ Y tế) tổ chức, nhằm nâng cao nhận thức về gánh nặng bệnh tật do thực phẩm và thảo luận các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm hiện nay.

Theo bà Phúc, ước tính trên toàn cầu các bệnh truyền qua thực phẩm gây ra khoảng 420.000 ca tử vong mỗi năm, với 1/3 trong số đó là trẻ em.

Trong đó, các loại bệnh lây qua thực phẩm là các bệnh gây ra bởi việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc các chất độc hại. Ngoài việc gây ngộ độc thực phẩm, ngộ độc do chất độc tự nhiên thì nhiễm độc từ thuốc trừ sâu hoặc kim loại nặng có thể gây ra các bệnh mãn tính, bao gồm ung thư.

Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong các sản phẩm thực phẩm tiêu thụ hằng ngày và cần đẩy mạnh hoạt động đánh giá nguy cơ để hỗ trợ quản lý an toàn thực phẩm.

Chia sẻ tại hội nghị, TS Trần Cao Sơn, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân tích nguy cơ để xác định các mối nguy tiềm ẩn, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

"Thực phẩm nào có nguy cơ cao nhất thì kiểm soát chặt nhất, việc xếp loại nguy cơ để từ đó chúng ta có biện pháp phòng ngừa, tần suất giám sát phù hợp", TS Sơn nói.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng hiện tại Việt Nam mới chỉ tập trung nhiều vào mối nguy hóa học, trong khi các nguy cơ vi sinh - vốn rất quan trọng - lại ít được nghiên cứu.

Theo bà Lê Thị Hồng Hảo - viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, mặc dù hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam đã được đầu tư mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng các sự cố an toàn thực phẩm vẫn tiếp tục xảy ra.

Bà Hảo nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao kỹ thuật kiểm nghiệm hiện đại, song song với việc đánh giá nguy cơ để cung cấp các bằng chứng khoa học hỗ trợ công tác quản lý.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao vai trò của hội nghị trong việc định hướng phát triển hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm tại Việt Nam, đặc biệt là nâng cao năng lực kiểm nghiệm tại các địa phương.

Ông Tuyên cho biết Bộ Y tế cùng các bộ ngành liên quan đang tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị và đào tạo nhân lực cho các cơ sở kiểm nghiệm.

Hội nghị cũng đặt mục tiêu kết nối các phòng thí nghiệm và thiết lập mạng lưới đánh giá nguy cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam, từ đó xây dựng các tiêu chuẩn và phương pháp theo hướng dẫn của Codex, cùng sự tham gia của các tổ chức quốc tế và trường đại học.

Cứ 10 người thì 1 người mắc bệnh liên quan đến thực phẩm - Ảnh 2.Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, không chỉ Bộ Y tế có trách nhiệm

Vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ riêng Bộ Y tế quản lý, mà các cấp các ngành đều phải vào cuộc vì liên quan rất nhiều lĩnh vực.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp