26/12/2022 13:32 GMT+7

CPTPP đưa Việt Nam lên vị thế mới

NGỌC AN
NGỌC AN

Đó là chia sẻ của ông Lương Hoàng Thái, vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, khi nói về vị thế của Việt Nam trong hội nhập, tại hội nghị tổng kết, đánh giá sau 3 năm đi vào thực thi Hiệp định CPTPP.

CPTPP đưa Việt Nam lên vị thế mới - Ảnh 1.

Bộ Công Thương tổ chức tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - Ảnh: BCT

Sáng 26-12, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết 3 năm thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ông Lương Hoàng Thái, vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, cho rằng CPTPP là một trong những hiệp định thương mại tự do đánh dấu bước ngoặt trong hội nhập kinh tế của nước ta.

Mặc dù có nhiều ý kiến e ngại về hiệp định nhưng sau quá trình thực thi đã triển khai tự tin hơn, với nhiều cơ hội, thách thức mà hiệp định mang lại. Trong đó, ngay năm đầu tiên tại Canada và Mexico, xuất khẩu đạt tăng trưởng gần 30%, duy trì xuất siêu trên 1 tỉ USD.

Sau 3 năm thực thi, nhiều thị trường mới mở đã tăng trưởng duy trì cao. Kết quả, trong những tháng đầu năm 2022 xuất khẩu sang khối thị trường này đạt xuất siêu khoảng 6 tỉ USD. Theo ông Thái, đây cũng là hiệp định lần đầu tiên đưa Việt Nam có vị thế mới trong quá trình hội nhập.

"Một số lo ngại việc phê chuẩn hiệp định trước đây, nhưng sau khi đi vào thực thi thì nhiều nước đã xin gia nhập CPTPP, như Anh. Lần đầu tiên trong đời đi làm hội nhập, mình được ngồi trong ban giám khảo để xét đơn gia nhập của các đối tác lớn như Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc… cho thấy vị thế của CPTPP được cải thiện", ông Thái chia sẻ.

Với điện là ngành hàng dẫn đầu tận dụng tốt CPTPP, bà Đỗ Thị Thúy Hương - ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện Việt Nam - cho hay doanh nghiệp điện tử Việt Nam không trực tiếp xuất khẩu mà chủ yếu xuất qua chuỗi cung ứng ngành điện tử, làm hàng gia công. 

Tuy không có thương hiệu nhưng việc tham gia chuỗi cung ứng và tận dụng lợi thế xuất khẩu trong CPTPP đã mang lại nhiều hiệu quả cao. Đó là việc giúp doanh nghiệp điều chỉnh năng lực sản xuất, năng lực thiết bị, chuỗi cung ứng, kỹ năng quản trị và thị trường một cách bài bản và chuyên nghệp hơn.

Ông Nguyễn Hồng Hiệp, giám đốc khối nội chính - truyền thông - đối ngoại, Tập đoàn PAN, cho biết đã tận dụng hiệu quả CPTPP, tập trung xuất vào các thị trường như Nhật Bản, Canada, Úc. Theo ông, CPTPP là cú hích giúp doanh nghiệp có cơ hội đi sâu hơn vào các thị trường này, lợi thế cạnh tranh tốt hơn, chuyển từ sản xuất thô sang sản phẩm có thương hiệu...

Dù có nhiều kết quả, song ông Bùi Tuấn Hoàn, trưởng phòng châu Mỹ - Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, cho rằng doanh nghiệp vẫn đối mặt với một số khó khăn nên để duy trì tăng trưởng là một thách thức không nhỏ. Đó là vấn đề khoảng cách địa lý, chi phí logistics, vận tải tăng, yêu cầu cao về chất lượng, an toàn thực phẩm, sử dụng lao động... 

Ông Thái cũng cho rằng những lợi thế ban đầu sẽ không còn, nên tới đây Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp các bộ ngành địa phương tiếp tục tập trung để giải quyết những khó khăn kể trên. Mục tiêu là đưa CPTPP là động lực cho tăng trưởng trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt trong sự cân bằng với các doanh nghiệp FDI, góp phần định vị thương hiệu sản phẩm Việt trên thị trường quốc tế.

Hàn Quốc quyết định tham gia CPTPP Hàn Quốc quyết định tham gia CPTPP

TTO - Theo Hãng thông tấn Yonhap, ngày 15-4, Hàn Quốc đã quyết định tham gia Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong bối cảnh nước này tìm cách đa dạng hóa danh mục xuất khẩu do nền kinh tế bất ổn.

NGỌC AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp