Giá xăng dầu tăng là một trong những nguyên nhân khiến cho CPI tháng 10 - 2019 tăng mạnh - Ảnh: TTOTOT
Như vậy, CPI tháng 10-2019 tăng 2,24% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2019, CPI tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2018 - mức tăng bình quân 10 tháng năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây.
So với tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá ở mức từ 0,04% đến hơn 1%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Cơ quan thống kê cho hay, nguyên nhân làm tăng CPI tháng 10 năm 2019 là trước hết do ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nguồn cung thịt heo giảm làm cho giá thịt tháng 10-2019 tăng 7,85% so với tháng trước, tác động đến CPI chung tăng 0,33%.
Giá xăng, dầu tăng ngày 1-10-2019 đặc biệt là xăng A95 tăng 920đ/lít và giảm vào ngày 16-10 khiến bình quân tháng 10-2019 giá xăng dầu tăng 2,22% so với tháng trước làm tăng CPI chung khoảng 0,1%.
Ngoài ra, một số tỉnh, thành tăng học phí năm học mới 2019-2020 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2-10-2015 của Chính phủ.
Các nguyên nhân làm giảm CPI tháng 10 năm 2019, như giá thịt gia cầm tươi sống và giá trứng giảm tương ứng 0,13% và 0,36% do nguồn cung dồi dào.
Giá một số loại trái cây giảm như: quả có múi giảm 3,37%, táo giảm 0,6%, xoài giảm 1,07%, quả tươi khác giảm 0,23% do đang vào mùa thu hoạch.
Giá vé tàu hỏa giảm 0,62% so với tháng trước do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện nhiều chính sách giảm giá vé hấp dẫn sau thời gian cao điểm hè.
Cơ quan thống kê cho hay, lạm phát cơ bản sau khi loại trừ lương thực, thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 10 năm 2019 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,99% so với cùng kỳ; 10 tháng đầu năm 2019 so cùng kỳ tăng 1,92%.
Bình quân 10 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo dục gây nên.
"Mức tăng lạm phát cơ bản từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng khá hẹp từ 1,82% đến 2,04%, bình quân 10 tháng lạm phát cơ bản ở mức 1,92% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định" – cơ quan thống kê nhận xét.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận