24/09/2014 14:22 GMT+7

​CPI 9 tháng đầu năm: tăng thấp nhất trong 10 năm

C. V. KÌNH.
C. V. KÌNH.

TTO - Tổng cục thống kê (TCTK) vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9-2014 cả nước chỉ tăng 0.4% so với tháng trước.

TCTK cho biết CPI tháng 9 tăng do ba nguyên nhân chính:

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng cường thu mua gạo để xuất khẩu nên giá gạo ở các tỉnh miền Nam tăng.

Thời gian nghỉ lễ Quốc Khánh 2-9 kéo dài 4 ngày và trong tháng có ngày Rằm Trung Thu đã góp phần đẩy giá một số mặt hàng thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình, giải khát và dịch vụ.

Một số địa phương thực hiện lộ trình tăng học phí năm học 2014-2015. Đồng thời nhu cầu tiêu dùng sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh vào năm học mới tăng cao nên chỉ số giá nhóm giáo dục tăng ở mức 6.38%, đóng góp vào CPI chung 0.36%.

Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên TCTK nêu cũng có những yếu tố khác kiềm chế CPI: Giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới khá ổn định; giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh 3 đợt giảm giá vào các ngày 18 và 29 tháng 8 năm 2014, và ngày 9 tháng 9 năm 2014, giá xăng giảm 1100đ/lít, giá dầu diezel giảm 400đ/lít, giá dầu hỏa giảm 400đ/lít nên chỉ số giá xăng dầu giảm 3.99% so tháng trước và chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng cũng giảm 0.4% so với tháng trước.

TCTK phân tích tháng qua chỉ số giá nhóm giáo dục tăng cao nhất trong 11 nhóm hàng chính, do nhiều địa phương tăng học phí năm học 2014-2015 theo lộ trình tăng học phí của Bộ Giáo dục góp phần quan trọng khiến CPI cả nước tăng.

Tuy nhiên đánh giá chung TCTK cho rằng Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp kể từ năm 2005 lại đây: Bình quân mỗi tháng CPI tăng 0.25% thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI 9 tháng qua mới tăng 4.61% so với cùng kỳ năm trước -  là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. TCTK đánh giá đến nay đã có thể nhận định mục tiêu kiểm soát lạm phát đề ra của Quốc hội của năm 2014 sẽ đạt được.

Khi CPI giữ được ở mức ổn định, TCTK cho rằng Ngân hàng Nhà nước có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành …sẽ kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng.

C. V. KÌNH.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp