27/02/2022 15:00 GMT+7

COVID-19 'né' người uống rượu, bia, thực hư ra sao?

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Nhiều người cho rằng khi uống rượu thì COVID-19 không thể xâm nhập vào cơ thể vì rượu có thành phần cồn giúp sát khuẩn. Chuyên gia khẳng định cách hiểu này không đúng và có thể gây hại cho sức khỏe.

COVID-19 né người uống rượu, bia, thực hư ra sao? - Ảnh 1.

Người dân uống bia hơi tại Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Những ngày gần đây, dịch COVID-19 ở Việt Nam liên tục lập đỉnh. Trong tối 26-2, cả nước ghi nhận 77.982 F0, trong đó 64.285 ca trong cộng đồng tại 61/63 tỉnh thành.

Ghi nhận tại các nhà hàng, quán nhậu ở Hà Nội thời gian gần đây, lượng khách luôn đông đúc, không đảm bảo giãn cách, dấy lên nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19.

Không ít người cho rằng khi uống rượu sẽ ít có nguy cơ lây nhiễm COVID-19, bởi rượu có chứa cồn có tính sát khuẩn sẽ ngăn ngừa được virus COVID-19 xâm nhập vào cơ thể. Từ đó tạo nên tâm lý chủ quan, vô tư, thoải mái tụ tập.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 27-2, PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào - bộ môn tai mũi họng, Trường đại học Y Hà Nội - cho biết quan điểm trên là chưa chính xác.

"Không phủ nhận là thành phần rượu có cồn, tuy nhiên nồng độ cồn để sát khuẩn phải từ 70 độ trở lên, và chỉ sát khuẩn bề mặt, trên da. Vì vậy khi uống rượu không thể ngậm rượu nồng độ cồn cao trong miệng để diệt virus, chưa kể khi đó virus đã ngấm vào trong tế bào.

Nồng độ cồn trong rượu cao còn có thể gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới hậu quả ngược lại mong muốn là tạo đường vào tế bào dễ dàng hơn cho các loại vi khuẩn và virus tấn công, trong đó có SARS-CoV-2", bác sĩ Đào giải thích.

COVID-19 né người uống rượu, bia, thực hư ra sao? - Ảnh 2.

PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào - bộ môn tai mũi họng, Trường đại học Y Hà Nội - Ảnh: NVCC

Bà cho biết thêm, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh rượu có thể ngăn ngừa được lây nhiễm COVID-19, thậm chí còn làm tăng lây nhiễm do sử dụng chung cốc uống rượu; nguy cơ mắc các bệnh lý về gan...

Về những ảnh hưởng, tác động tiêu cực của bia rượu tới cổ họng, sức khỏe, bác sĩ Đào cho hay bia rượu sẽ làm tăng cảm giác rát ở họng do kích thích niêm mạc họng hoặc phản ứng trào ngược dạ dày - thực quản.

Ngoài ra, khi lạm dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra các thay đổi đột ngột nhiệt độ như uống bia lạnh, rượu lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này dễ gây ra các chứng viêm họng.

"Phù quink họng - thanh quản do dị ứng rượu bia gây đau họng, khó thở thanh quản cấp, thậm chí có thể tử vong do phù nề thanh quản. Những người say rượu bia, nôn nhiều nên có thể tác động lên đường hô hấp trên tăng tiết dịch, sung huyết cuống mũi nên khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí thở không đi qua mũi mà đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ là nguy cơ gây các cơn ho và viêm họng", bác sĩ Đào cảnh báo.

Đáng chú ý, rượu làm tăng số lượng thụ thể ACE2 vốn là các mục tiêu được virus SARS-CoV-2 thích bám lấy để xâm nhập vào tế bào chúng ta. Uống rượu kích thích các phản ứng miễn dịch viêm làm tăng nguy cơ mắc các dạng bệnh nặng.

Về cách súc miệng để phòng chống dịch COVID-19 có hiệu quả, PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào cho biết người dân có thể súc miệng bằng nước muối nhạt, ấm và các dung dịch sát khuẩn họng mỗi ngày để phòng chống, hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19.

Đầu năm 2022, Huế sẽ có tuyến phố đi bộ về đêm không bia rượu Đầu năm 2022, Huế sẽ có tuyến phố đi bộ về đêm không bia rượu

TTO - UBND TP Huế sẽ tiến hành khai trương tuyến phố đi bộ về đêm quanh Hoàng thành Huế vào ngày 1-1-2022. Đây sẽ là tuyến phố đi bộ mang đậm nét văn hóa Huế và là tuyến phố đi bộ đầu tiên không bán bia, rượu.

PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp