Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh: THU HIẾN
Cụ thể, tổng số lượt khám và điều trị ngoại trú giảm hơn 4,2 triệu lượt, tương ứng giảm 20,8%. Giảm mạnh nhất là phòng khám đa khoa tư nhân giảm 29,4%, tiếp đến là khối trung tâm y tế và trạm y tế giảm 28,7%, khối các bệnh viện thành phố giảm 21,3%, khối các bệnh viện quận, huyện giảm 16,5%, bệnh viện thuộc bộ, ngành giảm 16,3%.
Đối với số lượt khám và điều trị nội trú giảm hơn 419.000 lượt, tương ứng giảm 16,3%, trong đó các bệnh viện thuộc bộ, ngành giảm nhiều nhất là 19%, các khối bệnh viện thành phố giảm 18,8%, bệnh viện quận, huyện giảm 14,8%, bệnh viện tư giảm 4,5%.
Dịch COVID-19 đã tác động rõ lên nhóm các bệnh viện quá tải, số lượt điều trị nội trú tại các bệnh viện thường xuyên quá tải của thành phố đều giảm trong năm 2020 như Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2...
Sở Y tế đánh giá thêm dịch bệnh COVID-19 chắc chắn còn diễn biến phức tạp, chính sách liên thông khám chữa bệnh BHYT tuyến tỉnh đã bắt đầu có hiệu lực, chi phí khám chữa bệnh BHYT vượt định mức của các bệnh viện thành phố trong các năm 2018, 2019 chưa được giải quyết, giá viện phí chưa cấu thành đủ các yếu tố, các bệnh viện tiếp tục được giao tự chủ trong những năm tiếp theo... sẽ là những khó khăn và thách thức rất lớn cho ngành y tế thành phố.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận