Bắc nhịp cầu đưa người thu nhập thấp tới nguồn vốn tín dụng
Số vốn để mở cửa hàng thu mua nguyên liệu, mở một cửa hàng ăn uống, cửa hàng tạp hóa hay kinh doanh trực tuyến, thậm chí là dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp… tưởng chừng đơn giản nhưng đối với những người chưa có nghề nghiệp ổn định hoặc thu nhập bấp bênh lại vô cùng gian nan. Để có khoản tiền phục vụ cho những nhu cầu nói trên, rất nhiều người dân đã phải tìm đến “tín dụng đen” và nguy cơ đối mặt với vòng xoáy nợ nần chồng chất là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, với sự nở rộ của dịch vụ cho vay tiêu dùng (CVTD) trong thời gian gần đây, đa số người dân có thu nhập trung bình và thấp đã có thể biến những ước mơ của mình thành hiện thực. Với nguồn cung vốn khá dồi dào từ các công ty tài chính (CTTC), đời sống của những đối tượng trên được cải thiện.
Thị trường CVTD đã thực sự đem lại nhiều lợi ích đối với đời sống của người dân và xã hội. Trước hết, CVTD nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, mang lại cơ hội sử dụng dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập trung bình và thấp - những đối tượng thường bị các ngân hàng thương mại truyền thống từ chối cho vay, bởi do khó chứng minh được khả năng trả nợ.
Không chỉ vậy, CVTD còn góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho người dân, qua đó giúp họ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn, tạo nền tảng sẵn sàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác, đáp ứng nhu cầu tài chính của mình một cách tối ưu.
Thứ nữa là với dịch vụ CVTD, người vay chỉ cần có kế hoạch tài chính lành mạnh sẽ quản lý được các biến động của thu nhập cá nhân, hợp lý hóa chi tiêu, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cá nhân và gia đình.
Ba là, CVTD góp phần thu hẹp các hoạt động cho vay phi chính thức, giúp người dân có nhu cầu vay tiêu dùng không phải tìm đến các loại hình cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” có lãi suất quá cao. CVTD cũng là một công cụ quan trọng để kích cầu tiêu dùng, qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm các cơ hội việc làm, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Thực tế cho thấy tín dụng tiêu dùng đã đáp ứng tốt nhu cầu hợp lý của người dân và đẩy lùi tình trạng cho vay nặng lãi. CVTD đã góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, hướng khách hàng đến một kênh cho vay chính thống có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Nếu không có kênh vay vốn này, nhiều người trong số họ sẽ phải tìm đến tín dụng đen, dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế - xã hội.
Để không còn tâm lý e ngại khi vay
Việc không hiểu rõ các thuật ngữ tài chính trong hợp đồng vay vốn thường khiến người tiêu dùng có tâm lý e ngại. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về tín dụng cá nhân là một vấn đề trọng tâm và đã trở thành phổ biến.
Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho thấy ở nhiều nước, việc giáo dục tài chính cho người dân, nhất là lớp trẻ, được chú trọng từ khi còn nhỏ tuổi. Còn ở Việt Nam, khái niệm này vẫn còn rất mới mẻ, từ việc xây dựng, quản lý, đến chi tiêu tài chính cá nhân…
Giáo dục tài chính cá nhân chính là việc hướng dẫn người dân kiến thức về cách làm ra tiền và chi tiêu sao cho đúng và hiệu quả. Bên cạnh việc khuyến khích các CTTC mở rộng cho vay đối với tài chính cá nhân, việc đào tạo kiến thức về tài chính cá nhân ngay từ trên ghế nhà trường là một biện pháp mang tính lâu dài.
Khảo sát cho thấy kênh tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, với 90-95% khách hàng là những người lần đầu tiên trải nghiệm dịch vụ tài chính cá nhân. Những trở ngại về kiến thức nếu không được quan tâm đúng đắn sẽ có thể khiến người dân ngần ngại khi tiếp cận vay tiêu dùng, hoặc từ đó dẫn đến những khiếu nại, tranh chấp đáng tiếc sau này giữa người vay và bên cho vay.
Tuy nhiên, ngoài sự tận tình tư vấn của nhân viên tín dụng tiêu dùng, người tiêu dùng cũng phải thực sự thông thái. Cụ thể là khi gặp bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình thỏa thuận để được vay tiêu dùng cá nhân, bao gồm cả thuật ngữ tài chính, người dân có thể yêu cầu nhân viên tư vấn trực tiếp giảng giải để hiểu rõ những nội dung mình sẽ đặt bút ký.
Ngoài ra, các tổ chức tài chính cũng cần có trách nhiệm phổ biến kiến thức cho khách hàng, minh bạch hóa các điều khoản và hỗ trợ kiến thức về vay tài chính cho người tiêu dùng qua các kênh như: đội ngũ nhân viên tư vấn tín dụng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, website cung cấp các kiến thức cơ bản và những câu hỏi thường gặp khi vay tiêu dùng…
Đọc kỹ hợp đồng khi vay tiêu dùng Theo những người có kinh nghiệm, người vay tiêu dùng nên đọc kỹ hợp đồng trước khi ký, trong đó cần chú ý đến tất cả nội dung, đặc biệt lưu ý về thời hạn thay đổi lãi suất. Khách hàng phải yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng tư vấn thật kỹ, nếu theo các điều khoản trong hợp đồng lãi suất phải trả tương đương sẽ ở mức bao nhiêu. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận