15/04/2025 20:46 GMT+7

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải làm cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có chiều dài 60,2km, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải làm cao tốc Dầu Giây - Tân Phú - Ảnh 1.

Khi hoàn thành, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú sẽ góp phần rút ngắn thời gian từ TP.HCM đi Lâm Đồng - Ảnh: A LỘC

Ngày 15-4, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh - Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải.

Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú giai đoạn 1 có chiều dài 60,2km, thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự án có tổng vốn đầu tư 8.496 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách 1.300 tỉ đồng bố trí cho giải phóng mặt bằng, còn lại là vốn nhà đầu tư. Thời gian thi công xây dựng hoàn thành dự án là 24 tháng tính từ ngày khởi công.

Dự án đi qua các huyện của tỉnh Đồng Nai, gồm: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú. Điểm đầu dự án sẽ kết nối với điểm cuối của cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất), điểm cuối giao cắt với quốc lộ 20 và nối vào cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc (xã Phú Trung, huyện Tân Phú).

Căn cứ kết quả lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt, Bộ Xây dựng giao Ban Quản lý dự án Thăng Long hoàn thiện dự thảo hợp đồng theo quy định của hồ sơ mời thầu và quy định pháp luật, trình Cục Đường bộ Việt Nam để tổ chức thương thảo, đàm phán với nhà đầu tư. Trên cơ sở đàm phán, Ban Quản lý dự án Thăng Long chịu trách nhiệm hoàn thiện hợp đồng dự án, trình Cục Đường bộ Việt Nam ký kết. 

Trước đó, Bộ Xây dựng đã có công điện yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long đẩy nhanh các thủ tục để khởi công cao tốc Dầu Giây - Tân Phú trong tháng 5-2025.

Cấp tập làm cao tốc kết nối Tây Nguyên

Theo kế hoạch, khu vực Tây Nguyên sẽ được đầu tư 9 tuyến cao tốc trước giai đoạn 2030 với tổng vốn đầu tư hơn 200.000 tỉ đồng. Năm 2023, tuyến cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa dài 117,5km đã khởi công.

Đầu tháng 2-2025, tỉnh Bình Dương khởi công cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành. Nối tiếp tuyến này lên Tây Nguyên là cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành dài 140km, hiện đang được tỉnh Bình Phước thực hiện thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.

Còn cao tốc Dầu Giây - Tân Phú là một đoạn nằm trong tổng thể tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài hơn 200km. Hai đoạn còn lại gồm Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương đang được tỉnh Lâm Đồng đẩy nhanh thủ tục để khởi công dự án.

Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên kết các tỉnh Đông Nam Bộ với khu vực Tây Nguyên, đặc biệt là Đồng Nai với tỉnh Lâm Đồng khi quốc lộ 20 đã quá tải.

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải làm cao tốc Dầu Giây - Tân Phú - Ảnh 2.Mở đường cao tốc lên đại ngàn Tây Nguyên

Khu vực Tây Nguyên sẽ được khai phá bởi các tuyến cao tốc như Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cùng một loạt dự án kết nối vùng Đông Nam Bộ giúp rút ngắn thời gian đi lại, mở rộng cửa giao thương đầu tư và du lịch.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp