10/11/2021 16:42 GMT+7

Công trình của nhóm khoa học Việt Nam giành giải thưởng đặc biệt châu Á

MỸ DUNG
MỸ DUNG

TTO - Công trình của nhà khoa học Việt Nam giúp xác định độc tính trong nước được xác nhận giành giải đặc biệt Đổi mới sáng tạo châu Á với trị giá giải thưởng 3 triệu yen (tương đương 600 triệu đồng).

Công trình của nhóm khoa học Việt Nam giành giải thưởng đặc biệt châu Á - Ảnh 1.

TS Phạm Thị Thùy Phương (thứ 3 từ phải sang) và một số thành viên thuộc nhóm nghiên cứu - Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp

Ngày 10-11, tin từ Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết Quỹ toàn cầu Hitachi (The Hitachi Global Foundation) vừa gửi thư thông báo công trình "Phát triển và ứng dụng hệ cảm biến sinh học để xác định nhanh BOD và độ độc trong nước", do nhóm nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương (thuộc Viện Công nghệ hóa học) thực hiện, đã giành giải đặc biệt (Best Innovation Award) của Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á 2021. 

Giải thưởng trị giá 3 triệu yen, tương đương 600 triệu đồng. 

Giải thưởng này vinh danh nghiên cứu của TS Phạm Thị Thùy Phương và các cộng sự vì đã tạo ra hệ nghiên cứu cảm biến sinh học cho phép xác định giá trị BOD và độc tính trong nước chính xác với hệ số biến thiên thấp, thời gian phân tích nhanh, dễ sử dụng… để xác định nhanh chất lượng nước thải.

Với chi phí đầu tư và vận hành thấp, hệ cảm biến sinh học này được kỳ vọng có thể ứng dụng trong các hệ thống quan trắc môi trường tự động và liên tục. Qua đó, đánh giá chất lượng nước trực tiếp tại nguồn hướng đến mục tiêu cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu những sự cố môi trường, góp phần bảo vệ sự sống dưới nước và trên mặt đất.

BOD là viết tắt của biochemical oxygen demand (nhu cầu oxy sinh hóa): vi sinh sẽ sử dụng oxy để phân hủy hợp chất hữu cơ. Nên nếu xác định được BOD thì sẽ biết nồng độ chất ô nhiễm hữu cơ, hay nói rõ hơn là chất ô nhiễm có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải.

Công trình của nhóm khoa học Việt Nam giành giải thưởng đặc biệt châu Á - Ảnh 3.

Hình hệ nghiên cứu cảm biến sinh học đo BOD và độ độc của nhóm tác giả TS Phạm Thị Thùy Phương - Ảnh: MỸ DUNG

Quỹ toàn cầu Hitachi được khởi xướng từ năm 1967 với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu học thuật trong lĩnh vực khoa học công nghệ.  

Từ năm 2020, Quỹ toàn cầu Hitachi đã triển khai một chương trình mới mang tên Giải thưởng Đổi mới sáng tạo châu Á (Asia Innovation Award) nhằm tôn vinh những thành tựu nổi bật của khu vực về nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ hướng đến phục vụ xã hội và đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc. 

Năm nay, giải thưởng hướng đến hai mục tiêu bảo vệ sự sống dưới nước và sự sống trên mặt đất. 

Có tổng cộng 18 trường đại học và viện nghiên cứu ở 6 quốc gia tham gia, trong đó có 4 viện, trường đến từ Việt Nam. Danh sách những công trình đoạt giải sẽ được thông báo rộng rãi vào cuối tháng 1-2022.

TP.HCM tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó COVID-19 TP.HCM tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó COVID-19

TTO - Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM vừa triển khai chương trình "Tìm kiếm và kết nối các giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó dịch COVID-19 tại TP.HCM năm 2021" (HIS - COVID 2021).

MỸ DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp