24/05/2014 07:54 GMT+7

Công thư 1958 không đề cập chủ quyền lãnh thổ

H.G - C.V.K
H.G - C.V.K

TT- Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.

UaiHh15L.jpgPhóng to
Hình ảnh Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam - Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam

“Phía Trung Quốc nói thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi công thư cho thủ tướng Chu Ân Lai công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa). Điều này có đúng không? Công thư có phải là một tuyên bố có giá trị pháp lý không? Nếu không thì công thư này mang ý nghĩa gì?”, phóng viên báo điện tử VietNamNet đặt câu hỏi như vậy tại cuộc họp báo quốc tế do Bộ Ngoại giao tổ chức ngày 23-5.

Ông Trần Duy Hải - phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia - nói: “Công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng là văn bản ngoại giao, nó có giá trị pháp lý về những vấn đề được nêu trong nội dung, đó là Việt Nam tôn trọng 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố. Công thư không đề cập chủ quyền lãnh thổ, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nên đương nhiên nó không có giá trị pháp lý trong vấn đề chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa."

"Thứ hai, giá trị công thư cũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi cho Trung Quốc trong bối cảnh Hoàng Sa, Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam cộng hòa theo Hiệp định Genève 1954 mà Trung Quốc có tham gia. Do đó, tôi xin nói logic thông thường là bạn không thể cho người khác cái gì khi bạn chưa có được (cái đó)” - Ông Trần Duy Hải khẳng định.

Theo ông Trần Duy Hải, thời gian qua Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc không để ảnh hưởng an ninh hàng hải khu vực và sau khi rút giàn khoan, Việt Nam và Trung Quốc sẽ bàn bạc, nhưng Trung Quốc gần đây đưa ra nhiều thông tin sai lệch liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.

Theo ông Hải, Trung Quốc gần đây đã viện dẫn sai lệch công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Công thư này chỉ ghi nhận Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý, không nhắc gì đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Việc không đề cập là đúng vì hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam cộng hòa và được Pháp chuyển giao trên thực tế vào năm 1956 phù hợp với Hiệp định Genève 1954” - ông Hải nói.

Tương tự, việc gần đây Trung Quốc nói Hoàng Sa không có tranh chấp là mâu thuẫn với chính lời lãnh đạo Trung Quốc. Ngày 24-9-1975, trong trao đổi với Bí thư thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn, Đặng Tiểu Bình khi đó là phó thủ tướng Trung Quốc đã thừa nhận hai nước có tranh chấp về hai quần đảo và hai bên “có thể bàn bạc với nhau”.

Xin lưu ý, Đặng Tiểu Bình là lãnh đạo Trung Quốc nên hiểu rất rõ về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và phía Trung Quốc không nên nói và làm ngược với những ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc trước đây.

H.G - C.V.K
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp