17/08/2021 14:08 GMT+7

Công nhân 'mắc kẹt' trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa

Bài và ảnh: PHẠM TUẤN
Bài và ảnh: PHẠM TUẤN

TTO - Nhiều công nhân tại Hà Nội đang bị 'mắc kẹt' khi TP áp dụng lệnh giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Thủ tướng. Họ phải san sẻ cùng nhau từng gói mì, bát cơm, sinh hoạt trong không gian chật hẹp, ẩm thấp để đi qua đại dịch.

Công nhân tại Hà Nội 'mắc kẹt' trong đại dịch 

Thời gian giãn cách xã hội kéo dài do tình hình dịch bệnh phức tạp khiến nhiều công nhân "mắc kẹt" trong các công trình, lán trại xây dựng tại Hà Nội. Nhiều người phải ăn mì gói, giảm bữa cầm cự từng ngày để bám trụ tại thủ đô trong thời gian mất việc.

Mắc kẹt trong phố cổ

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 2.

Hơn 10 công nhân đang mắc kẹt gần 1 tháng nay tại số nhà 15 Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm)

Ở căn nhà nằm tại số 15 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), một nhóm công nhân gồm 10 người dân tộc Thái ở huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên đang bám trụ tại đây gần 1 tháng nay.

Họ là công nhân xây dựng, được thuê sửa căn nhà trên, tuy nhiên Hà Nội áp dụng chỉ thị 16, công trình đóng cửa, họ bị kẹt lại đây.

"Mình mắc lại tại đây cũng rất sốt ruột, bởi gia đình rất khó khăn, ở nhà có 2 con còn nhỏ, nhờ ông bà trông con, trông nhà cho để xuống Hà Nội làm việc. Nay mắc kẹt giữa Hà Nội như thế này, đi làm cũng không thể được, về quê cũng không xong", chị Lò Thị Bống, 1 trong 10 công nhân, chia sẻ.

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 3.

Các công nhân ở đây phải sinh hoạt trong không gian chật chội, ẩm thấp, thiếu thốn

Chị Bống cho biết gần 1 tháng kể từ khi Hà Nội giãn cách xã hội, hôm nào có đoàn từ thiện cho gạo, thức ăn thì hôm đó có cơm để ăn, những ngày còn lại mọi người phải san sẻ nhau từng gói mì để cầm cự qua ngày.

"Tôi chỉ mong dịch COVID-19 mau hết để làm được nhiều tiền, gửi về cho ông bà, con cái vui. Vì cũng sắp vào năm học mới rồi, 2 đứa con cũng háo hức và mong mẹ mua cho vài bộ quần áo mới để đến trường", chị Bống nói.

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 4.

Chị Bống cho biết ngoài những hôm được phát cơm từ thiện, mọi người ở đây chia nhau từng gói mì để bám trụ qua ngày

Anh Lò Viết Niêm (huyện Mường Ảng, Điện Biên) - cùng nhóm 10 công nhân trên - cho biết những người đang ở tại đây đều là anh em họ hàng, vì ở quê hoàn cảnh quá khó khăn nên rủ nhau xuống Hà Nội làm, nhưng không ngờ vừa xuống được hơn 1 tuần thì lại phải nghỉ làm, cuộc sống đã khó khăn nay lại càng khó hơn.

"Ở quê cũng khó khăn, giờ ở đây không có việc nên không có tiền gửi về cho gia đình. Lúc mới xuống Hà Nội, tôi phải vay mượn tiền xe cộ, ăn uống cho tháng đầu tiên đi làm chưa được nhận lương, nhưng mới làm được 10 ngày thì phải nghỉ, hiện không còn dư đồng nào", anh Niêm ngậm ngùi.

Anh Niêm cho biết thêm, mong mỏi lớn nhất của anh là TP mau chóng kiểm soát tốt dịch bệnh, để mọi người được cùng nhau đi làm, có thu nhập trang trải cuộc sống.

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 5.

Anh Niêm và 9 công nhân khác đang sống trong công trình ngổn ngang, ẩm thấp ngay giữa phố cổ

22 người trong căn phòng hơn 50m2

Tại phường Dương Nội (Hà Đông), có nhiều nhóm lao động tự do đang ở cùng nhau trong những phòng thuê hoặc những chòi tạm chật hẹp. Họ chủ yếu là công nhân xây dựng người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị kẹt lại tại thủ đô trong đại dịch.

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại khu dân cư La Dương, có một căn phòng trọ chỉ rộng gần 50m2 nhưng hiện là chỗ ở của 22 công nhân - 19 người quê ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên và 3 người ở Thái Bình.

Họ đang làm cho một công trình xây dựng gần đó. Khi Hà Nội giãn cách, họ không thể về quê, không có việc làm, ngày qua ngày cuộc sống của họ gắn chặt với căn phòng này.

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 6.

Căn phòng trọ 50m2 là nơi ở của 22 công nhân ở Dương Nội, Hà Đông

Anh Phạm Hữu Đăng (quê Thái Bình) cho biết từ ngày giãn cách, những người ở đây không có đồng lương, không có công ăn việc làm, lại phải ở trong không gian rất chật hẹp, nóng bức và bí bách.

"Mọi người phải trải chiếu nằm dưới đất, không có không gian đi lại, rất chật hẹp. Khó khăn nhất đối với tôi, đặc biệt là những anh em vùng cao, là không có thu nhập để gửi về cho gia đình. Suốt ngày chỉ quanh quẩn trong phòng, không biết bao giờ mới hết giãn cách để chúng tôi còn được đi làm", anh Đăng nói.

"Chúng tôi rất mong muốn có sự hỗ trợ anh em công nhân một phần nào về kinh tế để còn gửi về cho gia đình để mọi người ở quê có tiền trang trải cho con em học hành, ăn uống. Vì anh em trên vùng cao rất khổ, đi xuống đây chỉ mong có đồng lương để gửi về cho gia đình", anh mong mỏi.

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 7.

Những công nhân mắc kẹt tại đây chỉ quanh quẩn trong không gian chật hẹp, làm bạn với điện thoại

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 8.

Dịch bệnh khiến cuộc sống của những công nhân thêm khó khăn, chật vật

Công nhân mắc kẹt trong đại dịch chia nhau từng gói mì qua bữa - Ảnh 9.

Mong mỏi lớn nhất của họ là mong TP sớm kiểm soát được đại dịch, đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống

Chiều 17-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện lãnh đạo UBND phường Dương Nội thông tin sau sau khi báo chí phản ánh, phường đã nắm bắt được tình hình và xác minh được hoàn cảnh 22 người mắc kẹt tại đây là đúng sự thật, sau đó phường đã có những hỗ trợ kịp thời để hỗ trợ những người lao động kể trên.

"Phường đã qua tặng các công nhân trên 110 kg gạo, khẩu trang, trứng, rau củ quả, muối và một số đoàn từ thiện đã qua hỗ trợ. Hiện nay những người lao động trên đang được chủ thầu nuôi ăn trong thời gian mắc lại tại Hà Nội vì dịch COVID-19", vị lãnh đạo trên cho hay.

Cũng trong chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Vừ A Bằng, phó chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho hay, đối với 10 lao động đang mắc kẹt tại số 15 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm), tỉnh nhà đã ngay lập tức tìm kiếm thông tin, gọi điện cho nhóm lao động trên để nắm bắt tình hình.

“Qua tìm hiểu, hiện nay nhóm lao động trên cũng đã được chủ nhận sửa chữa của công trình trên nuôi ăn ngày 2 bữa, hiện nay cái khó khăn nhất của họ là không được đi làm, không có tiền gửi về gia đình. Chúng tôi cũng đã động viên và giải thích với những lao động trên vì thực hiện chỉ thị 16, phải giãn cách nên mọi người cố gắng động viên, bảo ban nhau qua khó khăn”, ông Bằng nói.

Xóm trọ nghèo xơ xác trong đại dịch Xóm trọ nghèo xơ xác trong đại dịch

TTO - Chiều 6-8, trong cái nắng của ngày Hà Nội 38 độ C, bà Trần Thị Thắm (quê Hải Dương) lụi cụi nhóm bếp lửa giữa trời để nấu ăn. Bà bảo: "Kiếm 20.000 đồng mỗi ngày giờ cũng không có".

Bài và ảnh: PHẠM TUẤN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp