04/12/2023 10:43 GMT+7

Công nghiệp vũ khí Mỹ chật vật bắt kịp Trung Quốc?

Dự thảo Chiến lược công nghiệp quốc phòng của Lầu Năm Góc gần đây tiết lộ: Công nghiệp vũ khí Mỹ đang nỗ lực đạt tốc độ và khả năng phản ứng nhanh, để luôn dẫn đầu trong cuộc chạy đua vũ trang công nghệ cao trước các đối thủ như Trung Quốc.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ William LaPlante - Ảnh: POLITICO

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ William LaPlante - Ảnh: POLITICO

Theo báo Politico, bản Chiến lược công nghiệp quốc phòng đầu tiên dự kiến sẽ được công bố trong vài tuần tới bởi ông William LaPlante, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, là người chịu trách nhiệm về các vấn đề mua lại, quản lý hợp đồng, sẵn sàng về hậu cần và trang thiết bị, năng lượng hoạt động, phòng thủ hạt nhân - hóa - sinh, cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ.

Rủi ro chiến lược

Theo tình hình hiện tại, cơ sở công nghiệp quốc phòng của Mỹ "không có năng lực, khả năng, khả năng phản ứng lại hay khả năng phục hồi cần thiết để đáp ứng các nhu cầu sản xuất quân sự về cả tốc độ và quy mô", Politico trích dẫn dự thảo đã thu thập được.

Đáng nói là các nhà thầu quốc phòng truyền thống của Mỹ sẽ gặp thách thức trong việc ứng phó với xung đột hiện đại ở tốc độ, quy mô và tính linh hoạt cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu không ngừng thay đổi của một cuộc xung đột hiện đại lớn.

Đồng thời, Lầu Năm Góc nhận định Mỹ chế tạo những vũ khí tốt nhất thế giới nhưng lại không sản xuất chúng đủ nhanh.

Dự thảo chỉ ra rằng sự không phù hợp này gây ra rủi ro chiến lược ngày càng tăng, khi Mỹ đối mặt với những yêu cầu cấp thiết phải hỗ trợ các hoạt động chiến đấu tích cực, đồng thời phải ngăn chặn mối đe dọa lớn hơn và tiên tiến hơn về mặt kỹ thuật đang xuất hiện ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Một chiếc tàu ngầm Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân nước này ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) vào ngày 23-4-2019 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Một chiếc tàu ngầm Trung Quốc tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập hải quân nước này ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) vào ngày 23-4-2019 - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Một cố vấn công nghiệp quốc phòng không nêu tên tỏ ra thất vọng với bản dự thảo và cho rằng nó thiếu đi những khuyến nghị cứng rắn, không tập trung vào các giải pháp lâu dài cho vấn đề chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp quốc phòng.

Sau chiến tranh lạnh, ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ đã bị thu hẹp do việc sáp nhập các công ty.

Đồng thời trong 30 năm qua, Trung Quốc đã trở thành một "cường quốc công nghiệp toàn cầu" trong lĩnh vực đóng tàu, khoáng sản quan trọng và vi điện tử.

Dự thảo chiến lược thừa nhận ngành công nghiệp Trung Quốc "vượt xa rất nhiều khả năng của không chỉ Mỹ mà còn cả sản lượng tổng hợp của các đồng minh châu Âu và châu Á quan trọng" của Washington.

Ngoài ra, đại dịch COVID-19 đã bộc lộ những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng. Chiến sự Nga - Ukraine và xung đột Israel - Hamas cũng cho thấy một loạt nhu cầu công nghiệp khác và những rủi ro tương ứng, khi Mỹ chạy đua sản xuất vũ khí để tài trợ cho Kiev và Tel Aviv.

Để khắc phục, Mỹ cho biết sẽ phát triển chuỗi cung ứng sáng tạo và linh hoạt hơn, đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ hơn và tập trung nhiều hơn vào đổi mới.

Mỹ kêu gọi nỗ lực chung

Song Lầu Năm Góc thừa nhận không phải tất cả các câu trả lời đều có ở trong nước. Họ sẽ cần thu hút cả những nhân tố nước ngoài, kể cả những bên không có mối quan hệ trước đây với Bộ Quốc phòng hoặc sản xuất quốc phòng của Mỹ.

Lầu Năm Góc kêu gọi khu vực công và tư nỗ lực, tận tâm đảm bảo năng lực công nghiệp quốc phòng của Washington: "Lời kêu gọi hành động này có vẻ phải trả giá đắt, nhưng hậu quả của việc không hành động hoặc thất bại còn lớn hơn nhiều".

Để đáp ứng mở rộng năng lực sản xuất, các doanh nghiệp cần trình bày rõ với Lầu Năm Góc về nhu cầu mua hàng trong tương lai để họ đầu tư vào nhà máy mới và R&D (nghiên cứu và phát triển).

Đổi lại, Lầu Năm Góc cũng cần chứng tỏ rằng họ nghiêm túc về việc mua vũ khí nguyên mẫu mà các công ty đang phát triển với số lượng lớn.

Mỹ, Anh, Úc triển khai công nghệ AI theo dõi các tàu ngầm Trung QuốcMỹ, Anh, Úc triển khai công nghệ AI theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc

Hải quân Mỹ phối hợp lực lượng phòng vệ Anh, Úc sẽ thử nghiệm công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi hoạt động của các tàu ngầm Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp