Công nghệ văn mẫu, căn bệnh kéo dài

PHÚC ĐIỀN ghi
PHÚC ĐIỀN ghi

TT - Nguyên nhân khiến giáo viên phải dùng văn mẫu và dạy văn mẫu cho học sinh cũng như tác hại của thực trạng này tiếp tục được những người trong cuộc mổ xẻ.

txIL989n.jpgPhóng to

Thầy Nguyễn Đức Hùng (giáo viên văn, người tham gia biên soạn sách văn mẫu THPT):

Công và tội

Ranh giới giữa công và tội của văn mẫu rất mong manh. Đọc văn mẫu, nếu biết chọn lọc có thể học được nhiều điều từ bố cục bài văn, cách sử dụng ngôn từ, ý tưởng có định hướng, từ đó sàng lọc và vận dụng vào bài văn của mình. Sách văn mẫu có nhiều loại nhưng tôi chọn cách làm mẫu từ chính những bài văn của học sinh, từ chính nhận thức và cảm xúc của học trò. Đọc văn mẫu là cách tham khảo được điều hay từ “văn của bạn” chứ không phải chìm khuất vào bài văn mẫu. Học để biết phương pháp chứ không phải để thuộc lòng và ghi lại.

Văn mẫu ở bậc THPT không nguy hại bằng bậc tiểu học bởi lẽ học sinh THPT đã biết tự chọn lọc từ văn mẫu. Những học sinh tiểu học bị áp đặt theo khuôn mẫu quá sớm, các em còn quá nhỏ, trẻ thơ suy nghĩ cực kỳ trong sáng. Mỗi bài văn phải là nơi trẻ nhỏ bày tỏ tình cảm, nhận thức lòng yêu thương, đừng làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ bằng những bài văn người lớn viết. Cô giáo viết có thể đủ ý, nhưng liệu người lớn có thể hòa mình vào thế giới lung linh của trẻ thơ để viết những điều như chính suy nghĩ của các em?

Bởi vậy, chép văn mẫu là một tội trong giáo dục. Nó xuất phát từ việc người lớn không tin tưởng vào khả năng của học sinh. Đây là lỗi của người dạy nhưng xuất phát từ bệnh thành tích nặng nề, từ sự tham vọng ảo tưởng muốn mọi điểm số tuyệt đối. Thật ra một bài văn điểm 7 từ thực lực học sinh đã là một bài văn tốt rồi. Căn bệnh này có lẽ còn kéo dài lê thê nhiều năm nữa trước khi có giải pháp trả mọi thứ trở về với giá trị thật của nó. Ở góc độ xã hội, việc chép văn mẫu để có điểm cộng với việc lười đọc, lười tư duy sẽ dẫn đến việc tâm hồn trơ trọi, thái độ ứng xử khô khan, phỉ báng giá trị nhân văn, quay về giá trị thực dụng. Khi một bộ phận người quen việc lấy cái của người khác thành của mình, họ sẽ không còn biết xấu hổ.

Lê Thị Cẩm Hương (giáo viên Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.HCM):

Làm con người trở nên lười biếng

Muốn làm văn, học sinh phải có vốn kiến thức văn học, đời sống xã hội, có kỹ năng diễn đạt... Muốn đạt những yếu tố này cần có quá trình. Thực tế học sinh rất lười đọc sách, kiến thức bài học quá nhiều, kết hợp với áp lực thi cử nên văn mẫu đã trở thành giải pháp tình thế nhanh chóng và mau gọn. Nhiều học sinh đã phải chọn cách này, trong đó học theo bài mẫu của thầy cô là cách học đầy đủ và ngắn gọn nhất.

Thực tế giảng dạy từ bậc tiểu học, giáo viên đều có trang bị kiến thức, dạy học sinh làm dàn ý theo sách giáo khoa nhưng không có nhiều thời gian thực hành, không kịp luyện tập uốn nắn mà phải chạy theo chương trình.

Có giáo viên cho chép nguyên bài văn, dò nguyên bài, không sai một từ. Chép văn mẫu làm con người trở nên lười biếng không chịu tư duy, viết ra chứ không hiểu hay dở thế nào. Việc chép văn mẫu tác hại vô cùng. Nhiều em vào lớp 10 điểm văn khá cao nhưng lại sai nhiều điều cơ bản như: không biết làm mở bài tập làm văn, viết văn như nói. Cứ cắm cúi viết một mạch những gì mình nhớ, mình biết nhưng không bao giờ làm dàn ý, dạy làm dàn ý cũng không làm. Nhiều bài văn THPT vẫn mở đầu theo kiểu quen thuộc ở bậc tiểu học kiểu như: “Trong tác phẩm... em thích nhất là đoạn...”.

Học theo văn mẫu không trúng thì thôi, nếu trúng đề thì bài làm rất lưu loát. Nếu học thuộc lòng học sinh sẽ thành những cái máy học. Nếu ra không đúng đề thì không biết viết gì hoặc học nhiều quá lẫn lộn kiến thức, râu ông nọ cắm cằm bà kia. Kiểu học thuộc lòng nhưng không nắm phương pháp dẫn đến việc không biết làm những bài văn tương tự có cùng thể loại.

Nền giáo dục kỳ lạ

Một hôm, một giáo viên lớp 3 dẫn một em học sinh đến phòng ban giám hiệu: “Thưa thầy hiệu trưởng, em này rất lì lợm, không chịu học bài. Hết thuốc chữa. Nhờ thầy giải quyết giùm”. Tôi hỏi: “Em này không thuộc bài nào?”. Cô giáo đưa cho tôi bảy bài tập làm văn do cô soạn sẵn. Tôi trả lời: “Thưa cô, đến tôi cũng không thuộc nổi huống chi em này”.

Sự việc xảy ra gây cho tôi nhiều suy tư. Cách hướng dẫn làm văn trong sách giáo khoa vừa sơ sài vừa hời hợt, thể loại làm văn lại quá ôm đồm... mà có phản ảnh lên trên cũng như “gió vào nhà trống”. Giáo viên đành chọn cách cho học bài văn mẫu: vừa dễ, vừa nhanh, vừa hiệu quả (nếu trúng tủ sẽ được điểm cao) mặc dù chỉ khổ cho học sinh.

Thấy sự việc tồi tệ như vậy, tôi quyết định viết sách Hướng dẫn phương pháp làm văn từ lớp 1-12. Sách được giáo viên tham khảo khá nhiều, nhưng sau một thời gian tôi thấy tình trạng vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Tìm hiểu nguyên nhân thì ra nếu dạy phương pháp làm văn mất nhiều công sức, nhiều thời giờ: phân tích đề bài, phương pháp tìm ý, cách làm mở bài, cách viết đoạn ý trong thân bài, cách làm kết bài... mà học sinh tự làm bài chưa chắc đã đạt điểm cao (mặc dù có sáng tạo). Thế nên đa số giáo viên vẫn chọn cách học bài văn mẫu cho an toàn. Tôi nghĩ không biết có phải cụm từ “học tủ, học vẹt” chỉ được sử dụng khi xuất hiện một nền giáo dục “kỳ lạ” như hiện nay không?

Trước tình hình dạy và học văn như vậy, tôi nghĩ biện pháp tốt nhất là “đổi mới phương pháp dạy học môn văn”. Tôi soạn ra nhiều chuyên đề “Môn văn lên mạng”, “Dạy văn bằng bản đồ tư duy”..., đồng thời viết những quyển sách: Giáo án điện tử, Hướng dẫn học sinh lên mạng Internet, Bản đồ tư duy đổi mới dạy học... Đến bây giờ mỗi đầu năm học, khi nhận lớp mới, tôi đều tự hào khi nói với học sinh (Trường tư thục Nguyễn Khuyến): “Tôi cấm các em học bài văn mẫu, chép bài văn mẫu!”.

Mong rằng những lời góp ý trên báo Tuổi Trẻ sẽ đến được quan chức cấp trên của ngành giáo dục để suy ngẫm: “Tội nghiệp các em học sinh! Hãy đổi mới phương pháp dạy học!”.

PHÚC ĐIỀN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp