Tại Hội thảo thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao và thúc đẩy chuyển giao công nghệ, do Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức ngày 7-9, ông Đặng Đình Tùng, vụ phó Vụ Đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ, cho biết thông tin trên.
Cũng theo ông Tùng, những lĩnh vực có doanh nghiệp FDI đăng ký chuyển giao công nghệ gồm điện tử, viễn thông, ô tô, xe máy, dược phẩm, y tế, hóa dầu, mỹ phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, xây dựng.
Và dù có hơn 100 tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới đang đầu tư tại Việt Nam nhưng chỉ có 2 tập đoàn Samsung, LG đầu tư trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) tại Hà Nội.
TS Trần Toàn Thắng, trưởng ban quốc tế Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư, cho rằng chuyển giao công nghệ, tác động lan tỏa đến khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước là mục tiêu cao nhất khi thu hút đầu tư FDI.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam những năm qua chỉ tạo ra tác động lan tỏa giữa các doanh nghiệp FDI.
"Chúng ta sẽ khó học được gì từ doanh nghiệp FDI vì công nghiệp không phải thứ nhìn là học được ngay. Nếu đặt một thợ cơ khí cạnh một kỹ sư công nghệ, tôi không kỳ vọng người thợ cơ khí học hỏi được gì.
Hay người công nhân làm ở một khâu rất nhỏ trong nhà máy FDI sẽ rất khó học hỏi được gì về công nghệ. Đó đang là những rào cản với sự lan tỏa công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp trong nước trong nhiều năm qua", ông Thắng nói.
Ông Trần Duy Đông, thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, cũng cho rằng dù doanh nghiệp FDI muốn chuyển giao công nghệ nhưng doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực hấp thụ, không sẵn sàng tiếp nhận cũng sẽ rất khó chuyển giao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận