Hoạt động đào tạo gắn kết chặt chẽ giữa "Nhà trường & Doanh nghiệp" luôn được đẩy mạnh tại Học viện Ngân hàng
Ngày nay, sự phát triển đột phá của công nghệ đã tác động rất lớn tới mỗi chúng ta. Công nghệ thay đổi cách chúng ta sống, cách chúng ta học tập & cách chúng ta làm việc, cách chúng ta kết nối liên lạc và thậm chí cách chúng ta vui chơi giải trí.
Công nghệ, công nghệ và công nghệ!
Chúng ta hãy bắt đầu câu chuyện về công nghệ với danh sách mười người giàu nhất thế giới năm 2021 theo Tạp chí kinh doanh uy tín hàng đầu thế giới Forbes. Thật bất ngờ khi có đến bảy tỷ phú mà sự nghiệp của họ gắn liền với công nghệ.
Danh sách mười người giàu nhất thế giới theo thống kê của Forbes
Trong số này, chắc hẳn tất cả chúng ta không còn xa lạ với Jeff Bezos , người sáng lập, CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty công nghệ đa quốc gia Amazon, hay Bill Gates với đế chế Microsoft và hệ điều hành Windows chiếm đến hơn 85% thị phần hệ điều hành máy tính.
Đặc biệt, phải kể đến vị tỷ phú trẻ tuổi nhất trong danh sách trên là Mark Zuckerberg - người đồng sáng lập mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook. Điểm chung đặc biệt của những vị tỷ phú này là họ đã sớm nhận ra tiềm năng, sức mạnh của công nghệ và áp dụng vào hoạt động kinh doanh.
Nhờ đó, họ đã đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc và tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Những sản phẩm của họ tạo ra đang hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, tác động tới cách chúng ta, định hình các thức chúng ta sống, học tập, làm việc, giải trí,…
Cuộc sống chúng ta sẽ ra sao nếu thiếu vắng công nghệ?
Hãy thử tưởng tượng, nếu như một ngày hàng loạt các công nghệ biến mất khỏi thế giới. Chắc chắn, đó sẽ là một thảm họa lớn bởi khi đó mọi giao dịch tài chính sẽ phải thực hiện thủ công; thay vì chỉ mất vài giây để gửi và nhận thư thì bạn thậm chí phải mất cả tháng trời; hay những tin tức nóng hổi xảy ra vào ngày hôm trước thì đến sáng hôm sau chúng ta mới biết qua các mặt báo.
Và cũng chắc chắn rằng, chúng ta sẽ không được lướt Facebook để cập nhật thông tin bạn bè mỗi ngày, chúng ta sẽ không còn Google để tìm kiếm thông tin mỗi khi cần, và Jeff Bezos , Bill Gates, Mark Zuckerberg hay Jack Ma sẽ chỉ là những cái tên hoàn toàn xa lạ.
Bắt đầu với công nghệ từ đâu?
Thời điểm này đang là giai đoạn nước rút mà các bạn sĩ tử đăng ký nguyện vọng để lựa chọn cho mình một con đường nghề nghiệp tươi sáng trong tương lai. Một trong những băn khoăn của các bạn học sinh THPT yêu thích công nghệ là học CNTT ở ngôi trường đại học nào phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ?!
Trong các cơ sở đào tạo nhân lực về công nghệ, ngành CNTT của Học viện Ngân hàng là một địa chỉ đào tạo không thể bỏ qua. Chương trình được thiết kế dựa trên cách tiếp cận OBE (Outcome-based Education - Đào tạo theo chuẩn đầu ra) nhằm giúp người học khi tốt nghiệp có thể đáp ứng ngay các yêu cầu của xã hội.
Nguồn: Khoa Hệ thống thông tin quản lý, Học viện Ngân hàng.
Các bạn học sinh yêu công nghệ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn. Các bạn sẽ được đào tạo để hướng tới hình mẫu một nhân viên xuất sắc thuộc các vị trí như phân tích-thiết kế hệ thống, phân tích-quản trị dữ liệu, lập trình viên, kiểm thử, vận hành hệ thống,...
Tiềm năng và sức mạnh của CNTT là điều không thể phủ nhận. Vì thế, việc lựa chọn theo đuổi con đường sự nghiệp về lĩnh vực này sẽ mang đến cơ hội việc làm rộng mở cho các bạn sinh viên.
Ngành Công nghệ thông tin - Học viện Ngân hàng chính thức tuyển sinh từ năm học 2021-2022. Chương trình đào tạo được đối sánh với các trường Đại học uy tín trong nước & trên thế giới.
Bên cạnh đó, ngành học cũng nhận được cam kết chặt chẽ từ hơn 50 đối tác là các công ty công nghệ, trung tâm CNTT của các Ngân hàng,… trong việc cung cấp môi trường thực tập và làm việc chính thức ngay từ khi các bạn còn ngồi trên ghế giảng đường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận