06/05/2016 16:17 GMT+7

Công nghệ sinh học gắn liền với cuộc sống

Ngành công nghệ sinh học thuộc khoa Kỹ thuật hóa học được Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đào tạo theo hướng ứng dụng thực tiễn.

Giờ học của sinh viên khoa Kỹ Thuật Hóa Học trường ĐH Bách Khoa TPHCM- Ảnh: Như Hùng

Khoa Kỹ thuật hóa học có lịch sử hơn 50 năm với 7 bộ môn và 15 phòng thí nghiệm cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết. 

Chương trình Công nghệ Sinh học dành cho các sinh viên yêu thích khoa học sự sống và quan tâm đến việc ứng dụng cũng như cải tạo các quy luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống.

Ưu thế đặc biệt

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) không những được trang bị các kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội, những kiến thức chuyên sâu về ngành Công nghệ sinh học mà còn được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu và làm việc trong những môi trường công nghiệp hiện đại như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tính toán, thiết kế, điều hành, kiểm soát qui trình sản xuất, những vấn đề công nghệ…

Sinh viên sẽ học tại hai cở sở của trường:

Cơ sở 1: 268 Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP.HCM.

Cơ sở 2: Khu Đại học Quốc gia TP.HCM, thuộc quận Thủ Đức, TP.HCM và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Theo GS.TS. Phan Thanh Sơn Nam, trưởng khoa Kỹ thuật hóa học, hiện nay khoa đã được xã hội thừa nhận là một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu tốt nhất ở Việt Nam cả ở bậc đại học và bậc sau đại học về lĩnh vực Kỹ thuật hóa học, Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học.

Chương trình đào tạo của Khoa được thiết kế nhằm giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và kỹ năng để nắm bắt những công nghệ mới cũng như nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc.

Chương trình đào tạo bao gồm các môn học cơ bản nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, những kiến thức cần thiết về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại ngữ, cũng như các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.

Với định hướng phát triển công nghệ sinh học tiến tới công nghiệp công nghệ sinh học, chương trình nhằm đào tạo những kỹ sư có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng nghiên cứu và làm việc trong các ngành công nghiệp tạo ra những sản phẩm công nghệ sinh học có ích phục vụ cho nông nghiệp, y dược học, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường…

Đa dạng vị trí làm việc

Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các cơ quan pháp y, các trung tâm và viện nghiên cứu, các công ty, xí nghiệp, cơ sở, nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; tính toán, thiết kế, xây dựng quy trình sản xuất cũng như quản lý, điều hành và kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học ở các qui mô khác nhau; xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống…

Thực tế nhiều năm qua, kỹ sư ngành công nghệ sinh học của trường đã đảm nhiệm nhiều vị trí công việc ở các công ty lớn. Kỹ sư ngành Công nghệ sinh học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có thể được tuyển dụng bởi các công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ sinh học như công ty sản xuất và chế biến sữa Vinamilk, nhà máy chế biến bột ngọt Ajinomoto, nhà máy bia Sài gòn… cũng như bởi các công ty khác sản xuất kháng sinh, vitamin, vaccine, protein, enzyme, thực phẩm chức năng, thức ăn gia súc và gia cầm, phân bón vi sinh, giống động-thực vật phục vụ phát triển nông nghiệp… và các công ty, nhà máy xử lý nước thải, chất thải… 

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp