21/03/2019 19:45 GMT+7

Công nghệ sẽ xóa bỏ lớp học truyền thống?

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Đây là những băn khoăn trong buổi toạ đàm 'Tương lai của giáo dục Đại học thời 4.0' do ĐH Fulbright Việt Nam tổ chức chiều nay 21-3.

Công nghệ sẽ xóa bỏ lớp học truyền thống? - Ảnh 1.

Các đại biểu trao đổi tại tọa đàm - Ảnh: M.G.

thay đổi nhanh chóng, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong ngày càng phát triển. Điều này khiến các trường ĐH, ngay cả ĐH nổi tiếng như Harvard, cũng đứng trước những thử thách rất lớn, phải thay đổi liên tục để thích ứng.

Thách thức từ mô hình giáo dục

Ông Timothy B. Brown - giám đốc điều hành, phụ trách phát triển và quản lý cựu sinh viên khu vực châu Á - khoa nghệ thuật và khoa học, ĐH Harvard - cho biết giáo dục ĐH ở Mỹ đang lâm vào khủng hoảng. Nguyên nhân một phần là tình hình chính trị, kinh tế và bản thân mô hình giáo dục ĐH của nước này. Các trường ĐH nghiên cứu đang bị mất uy tín và thách thức trong nhiều lĩnh vực.

"Mô hình giáo dục hiện tại chưa theo kịp thay đổi của cuộc sống. Chi phí học ĐH ngày càng đắt đỏ. Nguồn ngân sách để hoạt động cũng là thử thách của Harvard. ĐH này cũng đang vật lộn với thách thức về chi phí, làm thế nào đạt được mục tiêu và sứ mệnh giáo dục ĐH: giúp chúng ta quản lý và hiểu được những thay đổi đang diễn ra trong xã hội.

Chương trình đào tạo ĐH (Harvard College) khai phóng rất tốn kém, đòi hỏi nhân lực phục vụ lớn. Mô hình hỗ trợ tài chính thu hút nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học được ở đây.

Học giáo dục khai phóng, sinh viên cũng phải đối mặt với việc khi ra trường, muốn làm công việc cụ thể. Trường cung cấp kiến thức và kỹ năng rộng, biết cách tư duy, giao tiếp hiệu quả, biểu đạt bản thân, làm việc nhóm… giúp sinh viên thành công trong môi trường làm việc chứ không phải đào tạo chuyên sâu để làm ngành nghề cụ thể" - ông Brown giải thích thêm.

Trong khi đó, ở Việt Nam và nhiều nước châu Á, thách thức không chỉ ở mô hình và phương pháp giáo dục. Bà Đàm Bích Thủy - chủ tịch ĐH Fulbright Việt Nam - cho rằng cha mẹ kỳ vọng và đầu tư rất lớn vào con cái. Tuy nhiên, kỳ vọng của cha mẹ và ước mơ của con nhiều khi khác nhau.

Học sinh muốn làm nghề nghiệp này nhưng cha mẹ không cho. Cha mẹ băn khoăn và lo âu khi nuôi con 18 tuổi và không biết tương lai thế nào. Một trong những thách thức lớn nhất của giáo dục ĐH Việt Nam là những gì dạy khi tham gia học mô hình giáo dục trong nhà trường và những gì diễn ra ngoài xã hội có khoảng cách rất lớn.

Bà Thủy chia sẻ: "Nhiều trường mời doanh nghiệp tham gia xây dựng khung chương trình và hỗ trợ sinh viên trải nghiệm thực tế. Bên cạnh đó cần cho sinh viên thực tập doanh nghiệp càng sớm càng tốt.

Tuy giáo dục khai phóng không đào tạo chuyên sâu một ngành cụ thể nhưng cung cấp kiến thức nền tảng cho sinh viên. Giáo dục khai phóng giúp người học hiểu rõ ngành nghề trước khi biết mình nên đi sâu vào ngành nghề nào. Một sinh viên muốn làm về ngân hàng, kế toán vẫn có quyền học về tâm lý, nghệ thuật. Niềm đam mê có thể cùng tồn tại song song và phát triển".

Không còn lớp học truyền thống?

Một trong những vấn đề nhiều ý kiến nêu ra tại toạ đàm là việc công nghệ thay thế người thầy trên giảng đường ĐH. Nhiều sản phẩm, giải pháp công nghệ đã và sẽ áp dụng trong giáo dục liệu có khiến cho truyền thống với giảng viên, sinh viên biết mất, thay vào đó là các lớp học trực tuyến, giảng viên ảo.

Ông Huỳnh Thế Du - giảng viên chính sách công ĐH Fulbright Việt Nam - hỏi những người tham dự rằng ai đã từng đăng ký học trực tuyến. Rất nhiều cánh tay đưa lên. Ai đã hoàn thành khóa học của mình? Chỉ có vài cánh tay đưa lên.

Theo ông Du, các công nghệ giáo dục mới được đưa vào giáo dục trực tuyến nhưng rõ ràng nó cũng còn nhiều hạn chế khiến số người hoàn thành khoá học không nhiều.

Trong khi đó, ông Brown cho biết hồi thập niên 1950, 1960, niềm tin vào giáo dục ĐH Mỹ rất lớn. Gần đây, niềm tin này bị mai một rất nhiều. Chủ tịch mới Harvard đưa ra các giải pháp nhằm tăng niềm tin vào ĐH, phản ánh hơi thở cuộc sống nhiều hơn.

Ngoài đến trường học, Harvard còn tạo không gian trực tuyến để mọi người có thể theo học. Giá trị gia tăng cốt lõi của giáo dục là giúp cho con người có hành trang thích ứng được với sự thay đổi và tồn tại trong sự thay đổi đó.

Theo bà Đàm Bích Thủy, còn lâu lắm công nghệ mới có thể thay con người. Ở ĐH, ngoài kiến thức, sinh viên còn học ở thầy cô giáo niềm đam mê, tính cách, giá trị chia sẻ.

Giáo dục cần phải có tương tác với thầy trò chứ không thể chỉ học online dù một số phần có thể học online. Với công nghệ phát triển hiện nay, nó sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các hoạt động giáo dục nhưng chưa thế thay thế hoàn toàn vai trò của người thầy.

Đầu tư cho giáo dục ĐH Việt Nam còn thấp

Ông Trần Đức Cảnh - thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực (tư vấn chính sách về giáo dục đào tạo và nhân lực cho Thủ tướng Chính phủ), nhận định hiện nay nguồn nhân lực của cả nước vừa thiếu vừa yếu. Nhiều cử nhân, thạc sĩ vẫn thất nghiệp. Cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội để thu hút các nguồn lực. Ở Mỹ, Hàn 44% dân số từ 25 tuổi có bằng cao đẳng, ĐH. Ở Việt Nam tỉ lệ này mới chỉ 13%. Đầu tư cho giáo dục ĐH Việt Nam cũng còn thấp. Ngoài tăng đầu tư cho giáo dục, chúng ta cần thay đổi cơ chế để các trường ĐH tự chủ hơn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong giáo dục

TTO - Triển lãm công nghệ giáo dục quốc tế BESS Vietnam 2019 khai mạc tại TP.HCM ngày 5-3 thu hút gần 60 doanh nghiệp công nghệ giáo dục trong và ngoài nước tham gia, trong đó có 30 doanh nghiệp đến từ Anh, Israel, Singapore...

MINH GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp