Phóng to |
Bút điện tử và thiết bị di động dần thay thế cho giấy và bút truyền thống - Ảnh minh họa: Internet |
Theo một báo cáo đăng tải trên trang web của Viện Báo chí Atlanta, “chữ viết tay đã trở nên kém quan trọng với giới công tố trong nhiều năm qua. Các bài kiểm tra ADN, độ trùng khớp vũ khí, ma túy và rượu có tính chất quyết định hơn đối với quá trình công tố. Việc phân tích chữ viết tay thường chỉ có hiệu quả trong những trường hợp giả mạo”. Giờ đây, khi đơn vị nói trên đã bị đóng cửa, những khách hàng của dịch vụ kiểm định tài liệu pháp lý tại đây sẽ phải thuê mướn các nhà tư vấn thuộc khối tư nhân.
“Nét chữ là nết người”, câu nói của người xưa cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa chữ viết tay với cá tính của người viết. Thật vậy, bài học vỡ lòng đầu tiên dành cho học sinh tiểu học cũng là luyện viết chữ: ngay từ giây phút chập choạng đặt ngòi bút lên mặt giấy, đứa trẻ bắt đầu hành trình phát triển cá tính mà về sau sẽ hòa nhập cùng với văn phong của mình trong suốt cuộc đời sau này. |
Với sự phát triển bùng nổ của máy tính bảng, laptop siêu nhẹ, máy tính bảng và điện thoại thông minh như hiện nay, nhiều người lo ngại về việc giấy, bút truyền thống sẽ bị “bức tử”. Nỗi lo này liệu có cơ sở?
Trong lĩnh vực khoa học tội phạm, chữ viết còn là một phần không thể thiếu trong công tác điều tra, phá án. Những ai thường xem show truyền hình CSI hẳn không xa lạ với điều này.
Do đó, việc Cục Điều tra bang Georgia (GBI, Mỹ) mới đây tuyên bố đóng cửa Đơn vị phân tích chữ viết tay (Handwriting Analysis Unit) – vốn đã tồn tại 20 năm – đã khiến không ít người sửng sốt.
Vậy trong kỷ nguyên kỹ thuật số, tương lai nào chờ đợi giấy và bút?
Tâm lý học của bút và giấy
Thư bút học (graphology) là môn khoa học nghiên cứu chữ viết tay của con người, có liên hệ mật thiết với môn tâm lý học con người. Theo Kathi McKnight, chuyên gia về thư bút học và là tác giả của nhiều cuốn sách có nội dung liên quan, chữ viết tay của một người sẽ tố cáo bản chất nguyên thủy, thật sự của người đó một cách nhanh chóng, bao gồm mọi sự phức tạp trong nhân cách chủ nhân – vốn chỉ biểu lộ trong những giai đoạn sau này của cuộc đời người đó.
“Cũng như không bao giờ có hai dấu vân tay giống nhau, hai mẫu chữ viết tay cũng tương tự. Có đến 5.000 điều mà chữ viết tay có thể cho thấy. Chữ viết tay thật ra chính là chữ viết của bộ não. Không phải bàn tay, mà chính những tín hiệu rung động gửi từ bộ não mới kiểm soát cây bút và những gì nó viết lên mặt giấy”. |
Sheila Kurtz là một chuyên gia khác của môn thư bút học, và là giám đốc của Tổ chức tư vấn thư bút học (Graphology Consulting Group, GCG), công ty cung cấp dịch vụ giám định chữ viết tay trong các vấn đề hình sự lẫn dân sự. “Chữ viết tay là phương pháp đánh giá phi phân biệt, vì nó không quan tâm đến yếu tố tuổi tác, nơi sinh hoặc giới tính”, Sheila Kurtz giải thích.
Một chuyên gia phân tích pháp lý sẽ không để sót bất cứ dấu vết nào khi phân tích một bản chữ viết tay và sẽ điều tra những yếu tố sau:
-
Hình thức, kích thước chữ và độ nghiêng của ký tự. Cũng như góc độ, sự liên kết và hình cong của việc sắp đặt ký tự.
-
Chất lượng dòng kẻ – độ dày của đường kẻ dựa trên dụng cụ viết được sử dụng và lực viết, cũng như tốc độ viết.
-
Dạng thức chữ – khoảng cách giữa các ký tự và từ, độ thẳng hàng giữa các chữ và cách người viết canh lề.
-
Tính hỗn tạp – gồm dụng cụ viết, loại giấy, loại mực.
Phóng to |
Ảnh minh họa: Digitaltrends |
Lý do lớn nhất khiến chữ viết tay và những hình thức có liên quan bị xem là lỗi thời, vì thực sự đúng là như vậy! Nếu bạn so sánh những chữ viết tay cổ xưa với công nghệ đang thay da đổi thịt từng ngày, rõ ràng chữ viết tay hoàn toàn lép vế trên phương diện hiệu quả và phổ biến. Kỹ thuật số đã chiến thắng. Người ta ngày càng thích gõ “chữ” trên bàn phím vì nó tiện và nhanh hơn, và giao tiếp trực tuyến ngày nay cũng nhanh chóng hơn nhiều. Bạn có thể chèn một file ảnh, hay đính kèm bảng tính vào thư của mình. Và không hình thức thư tín nào có thể đánh bại tốc độ dưới một phút của thư điện tử (Email).
Nhưng theo lời các chuyên gia, tính thuận tiện và truyền tải dữ liệu không quyết định hoàn toàn giá trị của chữ viết tay.
“Trong một ý niệm rộng lớn hơn, có nhiều điều quan trọng đối với vai trò của chữ viết tay hơn là thông tin nó mang lại. Tuy nhiên, với mức độ đòi hỏi ngày một cao của ‘giao tiếp tức thời’, các phương diện nhân văn khác của chữ viết tay đang dần bị quên lãng”.
Còn bạn thì sao? Lần cuối cùng bạn gửi thư tay qua đường bưu điện là khi nào? Hãy chia sẻ với Blog Quanh Ta - Nhịp Sống Số ([email protected]) những suy nghĩ của bạn về những ảnh hưởng của công nghệ lên thói quen sinh hoạt hằng ngày của mình như gửi email thay cho viết thư tay. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận