Phóng to |
TP.HCM thiếu không gian xanh (ảnh chụp ở trung tâm Q.1) - Ảnh: H.T.Vân |
- Quy hoạch xây dựng (kể cả quy hoạch sử dụng đất) của thành phố đã kéo dài rất nhiều năm vẫn chưa xong và những nơi đã có quy hoạch rồi thì quản lý chưa tốt. Nhiều dự án vi phạm quy hoạch ở ngay trung tâm thành phố, như vụ xây dựng sai phép tại công trình cao ốc Pacific. Vụ này ban đầu nêu ý kiến xử lý rất kiên quyết nhưng sau đó lại cho hợp thức hóa, tiếp tục tồn tại phần xây sai phép. Quản lý nhà nước như vậy là chưa nghiêm.
"Vấn đề ô nhiễm môi trường chúng ta đã nói rất nhiều nhưng công tác quản lý vẫn bất cập. Công ty Hào Dương vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng xử lý không cương quyết. Không thể hi sinh quyền lợi của đa số người dân để cho một số ít được lợi" |
- Giao thông, các điều kiện hạ tầng ở khu trung tâm đã quá tải, gom cao ốc vào đây đồng nghĩa với thu hút đông người là chuyện không đúng với xu hướng phát triển hiện tại và cả tương lai.
Gần đây, ở Q.1, Q.3 mọc lên các cao ốc và xung quanh tòa nhà UBND TP cũng vậy. Trước đây, nếu HĐND TP không lên tiếng mạnh, đã có một cao ốc 54 tầng mọc lên ở công viên 23-9. Theo tôi, xây dựng cao ốc ở trung tâm TP phải hết sức hạn chế, quản lý kiến trúc ở khu này phải hết sức nghiêm ngặt.
* Chủ trương của thành phố không xây mới bệnh viện, trường đại học ở nội thành, nhưng lại để nhiều cao ốc mọc lên ở khu trung tâm, như vậy có phải “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”?
- Với TP.HCM, mảng xanh còn quý hơn vàng. Nghị quyết Đảng đã nói rồi, kinh tế và môi trường phải ngang nhau. Nếu cứ phát triển bằng mọi giá thì sau này sẽ sửa không được. Nhiều quốc gia trên thế giới sau khi chỉnh trang đô thị, người ta dành không gian thích đáng để tạo mảng xanh, chứ không xây một công trình mới đồ sộ ngay trên những mảnh đất được giải tỏa chỉnh trang đô thị.
* Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng nếu một số khu “đất vàng” ở trung tâm TP được kêu gọi đầu tư mà quy định quá khắt khe, yêu cầu về mật độ xây dựng phải ở mức thấp thì nhà đầu tư sẽ “chê”?
- Không nên chạy theo nhà đầu tư. Làm quản lý nhà nước phải có mục đích, quy hoạch, kế hoạch rõ ràng. Nếu chỉ nhắm đến khai thác triệt để, chủ yếu vì lợi nhuận đơn thuần là không ổn. Khu vực trung tâm thành phố cần có quy hoạch được công khai để người dân giám sát.
* Nếu có sự đồng tình cao không nên “nén” nhiều cao ốc vào khu trung tâm, theo ông, giải pháp nào vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư, vừa đạt mục tiêu làm cho không gian đô thị thông thoáng hơn?
- Đó là giải pháp quy hoạch tính trên cục diện điều hòa trên toàn thành phố. Cần đẩy nhanh hơn chủ trương đã có là phát triển hạ tầng đồng bộ ở nhiều khu vực khác để thu hút những dự án đầu tư có mục tiêu phù hợp với quy hoạch từng khu, nghĩa là cần phát triển nhiều trung tâm tương đồng. Trước mắt, đẩy nhanh dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đô thị cảng Hiệp Phước, khu Tây Bắc... Có như vậy mới mong giảm áp lực cho khu trung tâm thành phố.
Tăng trưởng cao nhưng chưa chắc có “lời” Một trong số những vấn đề nổi lên, có liên quan đến chất lượng sống chính là môi trường. Sự tăng trưởng của thành phố trong những năm qua tuy đạt mức cao nhưng phải trả một cái giá quá đắt về môi trường, nhất là vùng nông thôn ngoại thành. Những con sông, dòng kênh, vùng đất nông nghiệp... bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cách đây mấy năm, nhiều đại biểu đã góp ý nên chuyển sang tăng trưởng bền vững, đi vào chiều sâu. Ngay cả sản phẩm làm ra cũng phải có giá trị gia tăng cao, có hàm lượng chất xám cao, nâng cao năng suất lao động và phải hướng đến tăng trưởng xanh - tăng trưởng nhưng bảo vệ được môi trường. Nếu phân tích kỹ, so với cái giá phải trả thì sự tăng trưởng của thành phố chưa chắc đã “lời”. Nếu lấy tiền do tăng trưởng mang lại để chống ngập, khắc phục ô nhiễm, xử lý chất thải... thì chưa chắc đã có tăng trưởng dương. |
Ý kiến cử tri * Ông NGUYỄN VĂN THIÊM (cử tri khu phố 1, P.8, Q.4): Sợ kẹt xe và ngập nước Tôi không hiểu vì sao trong lúc thành phố chủ trương giãn dân ra các quận vùng ven nhưng lại cấp phép cho các dự án xây dựng các công trình đồ sộ ở trung tâm thành phố? Khi các công trình này đưa vào sử dụng sẽ có bao nhiêu con người, bao nhiêu xe cộ dồn vào khu trung tâm? Lúc đó nạn kẹt xe chắc sẽ kinh khủng gấp nhiều lần hôm nay. Giờ đây ngoài chuyện kẹt xe người dân chúng tôi còn sợ nạn ngập nước. Mưa lớn - ngập, mưa nhỏ - ngập và không mưa cũng ngập (do triều cường). * Bà LÊ THỊ THANH (cử tri P.1, Q.4): Giúp dân bị giải tỏa ổn định cuộc sống Thành phố thực hiện chủ trương di dời, giải tỏa nên khảo sát lại giá đền bù sao cho sát với giá thị trường để người dân có đủ khả năng mua nhà ổn định cuộc sống. Hiện nay nhiều người dân bị giải tỏa nhận tiền đền bù không đủ để mua căn nhà khác. Có một thực tế là giá đền bù thấp nhưng giá bán căn hộ tái định cư lại cao, nên nhiều người nhận tiền bồi hoàn xong phải tự lo nơi ở mới rất khó khăn. * Ông TRẦN VĂN THỐNG (cử tri P.9, Q.3): Quản lý chặt điều kiện kinh doanh game online Tôi rất đồng cảm với nỗi lo sợ của nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học khi có nhiều con trẻ mê game online, thậm chí bỏ học, phạm tội vì nghiện game. Tôi mong các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ điều kiện kinh doanh game online, giúp các bậc phụ huynh giảm bớt lo lắng. * Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC (cử tri P.12, Q.5): Nhiều khu vực không có lề đường Tôi thấy thời gian qua thành phố chi cho nhiều công trình, tốn nhiều tiền nhưng kết quả không như mong muốn, có những công trình kéo dài như khu đô thị mới Thủ Thiêm... Ngoài ra tôi thấy chúng ta công bố quy hoạch tầm nhìn 20-30 năm nhưng nhiều khu xây nhà xong vẫn không có lề đường! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận