Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ ý kiến.
Phóng to |
Phương My trong clip "Nói dối" - sản phẩm được nhiều người cho là "thảm họa thế hệ F2" - Ảnh chụp từ clip |
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện: hãy gọi "nhạc tào lao"
Phóng to |
Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện - Ảnh: Gia Tiến |
Thời gian qua, các phương tiện truyền thông đại chúng gọi một số ca khúc là “thảm họa”, song tôi nghĩ không nhất định phải gọi như vậy mà chỉ cần gọi là nhạc tào lao, nhạc nhảm nhí.
Nền nhạc pop Việt thịnh hành chưa lâu, có thể tính từ năm 1995 từ khi có Làn Sóng Xanh. "Tuổi đời" còn chưa nhiều nên khó tránh khỏi những "con sâu". Cũng phải nói thêm, nhiều ca khúc tào lao, nhảm nhí được sáng tác, biểu diễn xuất phát từ mong muốn gây sốc, chơi nổi... để nổi tiếng của một số ca sĩ, nhạc sĩ.
Tôi cũng quan tâm đến vấn đề quản lý mạng, bởi nhiều ca khúc tào lao đang được lan truyền nhanh chóng trong cộng đồng mạng là chủ yếu chứ không xảy ra nhiều trên truyền hình. Nếu công tác quản lý không tốt thì "con sâu dễ làm rầu đám rau".
Có người cho rằng những ca khúc nhảm nhí sẽ "tự sinh tự diệt" nhưng điều đó không có nghĩa là những cơ quan chức năng không có sự quản lý, chỉ đạo. Bêm cạnh đó, cần tạo thêm nhiều điều kiện để ủng hộ các nhạc sĩ sáng tác những ca khúc "tốt", ca khúc "chất lượng" để làm đối trọng với âm nhạc tào lao. Cái "xấu" đúng là có thể lan rộng nhưng tôi vẫn tin cái "tốt" sẽ chiến thắng cái "xấu".
Trong việc định hướng thưởng thức âm nhạc cho người trẻ, một thực tế dễ thấy là trẻ thường xem ti vi chung với cha mẹ nên dễ dẫn đến chuyện trẻ thường nghe nhạc "người lớn". Cha mẹ cần góp phần định hướng thưởng thức âm nhạc cho con cái, dù việc này không hề dễ dàng.
Tôi nghĩ rằng cha mẹ và con cái cần cùng tham gia những buổi nói chuyện định hướng thẩm mỹ âm nhạc. Trẻ em cần được giáo dục âm nhạc truyền thống của dân tộc từ mầm non để có thể thấm nhuần những giá trị âm nhạc đẹp đẽ, từ đó biết phân định cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu.
Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong: "Nhạc té ghế" - tín hiệu phát triển
Phóng to |
Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong - Ảnh: Gia Tiến |
Tôi cho rằng nguyên nhân rộ lên những “” như vậy chủ yếu là do thiếu sự kiểm duyệt của các cơ quan liên quan.
Đa số các ca khúc này không được sản xuất ra đĩa, không phát hành chính thức mà chỉ đưa lên mạng và mang tính quảng bá nhất thời. Trong khi đó, chúng ta chưa bao giờ có hình thức kiểm duyệt trên các trang mạng về âm nhạc, vô tình đã tạo điều kiện cho những ca khúc như vậy ngày càng lan rộng cùng với tốc độ bùng nổ thông tin trên mạng.
Có thể nói, chính cộng đồng mạng đã tiếp tay gây ra những “thảm họa” này và khiến cho những ca sĩ muốn nhanh chóng nổi tiếng lại chọn cách nổi tiếng bằng “thảm họa”.
Mặt khác, gu âm nhạc của khán giả vẫn chưa ổn định. Họ vẫn đang rất hoang mang và chưa phân định được như thế nào là đúng, như thế nào là hay. Và điều tất yếu là trong rất nhiều ca khúc hiện nay, khán giả vẫn tò mò muốn nghe những ca khúc lạ. “Lạ” ở đây là những ca khúc lố bịch, nhảm nhí hay còn gọi là “ca khúc té ghế”. Thấy “lạ”, họ lại chuyền cho nhau xem rồi bình luận.
Dù là khen hay chê nhưng việc làm này vô tình khiến cho những “ca khúc té ghế” ngày càng lan rộng. Chính vì thế, thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện những “ca khúc té ghế” version 1, 2, 3… cũng bởi sự thiếu sàn lọc của người nghe. Nó giống như một loại virut lây lan rất nhanh mà nếu chúng ta không có sức đề kháng tốt, chúng ta sẽ dễ dàng mắc phải và lây lan cho người khác.
Tuy nhiên, việc thay đổi gu âm nhạc của khán giả không phải dễ. Phần lớn chúng ta chọn giải pháp buông xuôi để những ca khúc này “tự sinh tự diệt”. Nhưng bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng trách nhiệm của người nhạc sĩ nói riêng và những người hòa âm, phối khí, làm nên những ca khúc này rất lớn.
Họ là người tạo ra các sản phẩm âm nhạc cho khán giả thì họ phải chịu trách nhiệm trước lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của mình trước khi chịu trách nhiệm với khán giả.
Mặc dù vậy, trái với suy nghĩ bi quan của nhiều người, tôi lại nghĩ rằng sự xuất hiện của những cái gọi là “thảm họa Vpop”, “nhạc té ghế”,… là điều đáng mừng! Bản thân tôi cho rằng những “ca khúc té ghế” là điều tất yếu trong sự phát triển của một nền âm nhạc. Nền âm nhạc nước ta đang chuyển mình và đây chỉ là một bước đệm.
Giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển luôn gặp khó khăn và số lượng có thể sẽ lấn át chất lượng nhưng đó là dấu hiệu bắt đầu cho một giai đoạn cực thịnh của nền âm nhạc Việt Nam.
Lùi lại khoảng 5 năm về trước, làng nhạc Việt Nam lúc bấy giờ tràn ngập các ca khúc thị trường khiến những người yêu nhạc đích thực vô cùng ngán ngẩm. Nhưng sau đó, những ca khúc này lùi dần vì sự du nhập của âm nhạc phương tây đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thị hiếu nghe nhạc của khán giả.
Nhạc “té ghế” bây giờ cũng thế. Nó sẽ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, mà theo tôi có thể là 2 - 3 năm, như trào lưu hát những ca khúc thị trường trước đây.
Đến một lúc đó, khán giả cũng sẽ chán ngấy những kiểu “té ghế” như vậy và trở về với nghệ thuật đích thực. Quy luật này không bao giờ sai!
Không thể gọi công bằng!
Có bạn cho rằng chuyện chấp nhận dòng nhạc này là thể hiện sự công bằng? Không, đó là một sự bất công không thể chấp nhận! Bao nhiêu nhạc sĩ vất vả tìm giai điệu, khó khăn chọn lọc từ ngữ để hoàn thành một tác phẩm âm nhạc đến với khán giả. Đó là âm nhạc.
Trong khi đó những người viết nhạc bừa bãi, cẩu thả, chọn từ ngữ thấp kém, nội dung nhảm nhí, rỗng tuếch... thì cũng được gọi là âm nhạc sao? Đây tuyệt đối không phải là âm nhạc, mà là sự biến thái của âm nhạc.
Chấp nhận loại nhạc này xuất hiện nơi thị trường âm nhạc không khác gì công nhận rằng người Việt Nam thưởng thức nhạc rất kém. Mà sự thật đâu phải vậy!
Thích nhạc "té ghế" - cần xem lại trình độ!
Những người ủng hộ những loại nhạc tạm gọi là "té ghế" chắc chắc là những người hoàn toàn không hiểu âm nhạc và nghệ thuật là gì. Nếu như đi ngoài đường gặp một nhóm thanh niên để đầu tóc như nhóm HKT chắc chắn không ai đánh giá những người đó là người "đàng hoàng".
Vẫn có nhiều người có trình độ văn hóa và trình độ nghệ thuật quá thấp nên mới có những ý kiến ủng hộ nhạc "té ghế".
Nếu như cần phải có một dòng nhạc phục vụ cho bộ phận đó thì theo tôi không nên xếp nó vào loại nghệ thuật nữa. Nhạc trẻ vẫn có nhiều bài rất hay, nhiều ca sĩ trẻ được những người lớn tuổi ủng hộ thì những người ủng hộ loại nhạc "té ghế" này chỉ biện minh cho trình độ quá thấp kém của mình thôi.
Ca khúc nghe muốn "té ghế", thảm họa của VPop? Theo bạn, đó có phải là những ca khúc thực sự nghe muốn "té ghế" không? Còn những ca khúc nào trên thị trường đang làm bạn... choáng váng nữa? Vì sao có hiện tượng "nở rộ" này? Vì trình độ của người sáng tác, "khát vọng" đánh bóng tên tuổi của một số cá nhân, hay vì đó là phản ánh chân thực của đời sống và nhu cầu có thực của người nghe? Người nghe nhạc và cơ quan quản lý văn hóa có trách nhiệm gì không? Theo bạn, đó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường hay bất thường của VPop? Bạn dự đoán âm nhạc Việt Nam sẽ đi theo hướng nào nếu hiện tượng này tiếp tục "trăm hoa đua nở"? Mời bạn đọc tham gia ý kiến về hiện tượng mà nhiều bạn đọc cho là "Thảm họa của VPop". Xem thêm: Nghe bằng tai của người có họcTại sao nở rộ ca khúc nghe muốn “té ghế”?Nhạc "té ghế" - Chúng tôi còn gọi là "nhạc... ngu"Bài hát của Michael Jackson nghe muốn "té ghế" thì sao?Liệu nhạc "té ghế" có tự sinh, tự diệt?Sung sướng vì gây ra "thảm họa VPop"?Nhạc "té ghế": cha chung không ai khóc?Quản hay không quản nhạc "té ghế"?Đỗ Trung Quân: Nhạc "té ghế" chỉ là trò đùa vui!Âm thanh phản cảm không có chỗ đứng trong âm nhạcChúng ta đang kỳ thị một dòng nhạc? |
Theo bạn, các ca khúc "té ghế" nở rộ vì đâu:
Năng lực sáng tác của nhạc sĩ hạn chế Các ca sĩ, nhạc sĩ muốn gây sốc để nổi tiếng Đáp ứng thị hiếu một bộ phận thính giả nào đó Quản lý hoạt động âm nhạc chưa chặt chẽ Ý kiến khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận