31/07/2020 20:52 GMT+7

'Cổng địa ngục' ở Siberia ngày càng mở rộng đáng báo động

BÌNH MINH tổng hợp
BÌNH MINH tổng hợp

TTO - Hố tử thần Batagaika ở phía đông bắc Siberia, thường được biết đến với tên gọi 'cánh cổng dẫn đến địa ngục' đang ngày càng lớn hơn dưới tác động của hiện tượng khí hậu ấm lên.

Cổng địa ngục ở Siberia ngày càng mở rộng đáng báo động - Ảnh 1.

Batagaika được xem là một trong những hố tử thần lớn nhất thế giới - Ảnh: Reddit

Vùng lãnh nguyên Siberia là nơi có rất nhiều hố sụt khổng lồ hình thành từ sự tan chảy của lớp băng vĩnh cửu phía dưới lòng đất. Trong số đó, với chiều dài 1km và sâu 50m, Batagaika được xem là một trong những hố tử thần lớn nhất thế giới. Người dân địa phương còn gọi Batagaika là "cánh cổng dẫn đến địa ngục".

Thời gian gần đây, các cảm biến đặt quanh miệng hố để theo dõi sự phát triển của hố cho thấy mỗi năm, miệng "cổng địa ngục" mở rộng khoảng 20 - 30m. Các tảng băng khổng lồ tồn tại từ giai đoạn kỷ băng hà phía dưới hố tan bớt và trôi đi, kéo theo những trầm tích lắng đọng tiếp tục sụt xuống.

"Kết quả là một bề mặt kém bằng phẳng do lượng băng trong trầm tích luôn biến động. Do đó, sự sụt lún của Batagaika nhìn từ trên cao trông như một con cá đuối trải dài từ hướng đông bắc sang tây nam với bức tường băng thẳng đứng cao gần 70m ở rìa phía tây nam", Kseniia Ashastina, nhà nghiên cứu ở Viện Max Planck, cho biết.

Cổng địa ngục ở Siberia ngày càng mở rộng đáng báo động - Ảnh 2.

Batagaika nhìn từ trên cao trông như một con cá đuối trải dài từ hướng đông bắc sang tây nam - Ảnh: Travelbook

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, lớp băng bên dưới "cổng địa ngục" đang nhanh chóng tan đi do tác động của khí hậu ấm lên, giải phóng khí gas và những quặng khoáng chất bên dưới.

Theo giáo sư địa chất Julian Murton ở Đại học Sussex, hố Batagaika đã tồn tại qua rất nhiều giai đoạn ấm dần lên một cách tự nhiên của Trái đất. Tuy nhiên, trong 50 - 60 năm qua, hoạt động của con người khiến lớp băng vĩnh cửu cổ đại này trở nên kém ổn định.

"Tôi cho rằng thông điệp của hiện tượng này chính là chúng ta phải rất cẩn thận", Murton nói.

Batagaika là nơi các nhà khoa học đã phát hiện ra các hóa thạch có từ kỷ băng hà bị chôn vùi trong lớp bùn quanh miệng hố. Các nhà cổ sinh vật học cũng từng tìm thấy một chú ngựa con có niên đại khoảng 40.000 năm tuổi được bảo quản hoàn hảo trong lớp băng, với lông và móng guốc vẫn còn nguyên vẹn.

Cổng địa ngục ở Siberia ngày càng mở rộng đáng báo động - Ảnh 3.

Xác chú ngựa con còn gần như nguyên vẹn được phát hiện tại "cổng địa ngục" Batagaika - Ảnh: Live Science

Cổng địa ngục ở Siberia ngày càng mở rộng đáng báo động - Ảnh 4.

Các nhà nghiên cứu xem xét xác chú ngựa con được phát hiện tại "cổng địa ngục" Batagaika - Ảnh: Live Science

Cảnh đẹp như thiên đường ở Cảnh đẹp như thiên đường ở 'thung lũng địa ngục' Jigokudani

TTO - Thung lũng Jigokudani ở Nhật Bản mang lại cho du khách cảm giác thú vị khi được ngắm cảnh đẹp tựa thiên đường tại nơi được mệnh danh là "Thung lũng địa ngục".

BÌNH MINH tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp