Phóng to |
Song hành cùng những chính sách tài chính mở rộng của chính phủ, cỗ máy tài chính quyền lực nhất Qatar - National Bank SAQ (QNBK) - cũng vươn lên mạnh mẽ. Dưới sự điều hành của CEO Ali Shareef Al Emadi từ năm 2005, QNB đã và đang là định chế tài chính lớn nhất và sinh lợi nhuận hiệu quả nhất vùng Trung Đông.
Quốc gia nhỏ bé vùng vịnh Persian hiện đang kiểm soát một lượng lớn khí gas và mỏ dầu hằng năm đem về hàng tỉ USD cho ngân sách quốc gia. Ở đất nước giàu có này, người dân có thu nhập trung bình cao nhất thế giới, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Bloomberg xếp hạng các ngân hàng có giá trị tài sản tối thiểu 100 tỉ USD. QNB lần đầu tiên đáp ứng được tiêu chí này trong năm 2012 khi hoàn thành các phi vụ sáp nhập ở Trung Đông và Bắc Phi, bao phủ đến 25 quốc gia.
Vị trí quán quân từng bị các ngân hàng châu Á và Canada chiếm giữ trong 3 năm qua. Ngân hàng Oversea-Chinese Banking Corp. (OCBC) năm nay tụt xuống hạng 2. Các ngân hàng Canada cũng rớt hạng vì nền kinh tế trì trệ cộng với rủi ro bất động sản gia tăng. Ngoại lệ là Ngân hàng Bank of Nova Scotia (BNS) và Scotiabank thăng hạng từ 18 lên hạng 7.
Citigroup Inc. - hạng 9 thế giới - bất ngờ trở thành ngân hàng quyền lực nhất nước Mỹ, theo sau là JPMorgan Chase & Co. (JPM) - hạng 15.
Có 5 tiêu chí Bloomberg đề ra cho các ngân hàng: Vốn cấp 1/ Tài sản đã điều chỉnh rủi ro chiếm đến 40% kết quả chung cuộc, Nợ xấu/ Tài sản chiếm 20%, Dự trữ tổn thất cho vay/ Tài sản không sinh lợi chiếm 20%, Tiền gửi / Vốn chủ chiếm 15% và Chi phí/Doanh thu chiếm 5%. Vốn cấp 1 bao gồm dự trữ tiền mặt, cổ phiếu phổ thông và một số loại cổ phiếu ưu đãi.
(Theo Bloomberg)
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận