13/10/2017 11:18 GMT+7

Công bố đoàn thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

THÂN HOÀNG – NGỌC DIỆP
THÂN HOÀNG – NGỌC DIỆP

TTO - Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ Online, sáng nay Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS).

Công bố đoàn thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam - Ảnh 1.

Hãng phim truyện Việt Nam tại số 4 Thụy Khuê, Hà Nội

Sáng nay 13-10, tại Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (VFS).

Cụ thể thời gian thanh tra sẽ kéo dài 30 ngày, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra (9-10-2017), không kể ngày nghỉ, ngày lễ.

Đoàn thanh tra sẽ tập trung vào thời kì từ khi bắt đầu công tác cổ phần hóa (năm 2014) của Hãng phim truyện Việt Nam đến khi thành lập Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam (6-2017).

Đoàn thanh tra gồm 7 người. Trưởng đoàn Thanh tra là ông Nguyễn Hữu Nhường, Thanh tra viên cao cấp, Phó Vụ trưởng Vụ III, Thanh tra Chính phủ; Phó đoàn là ông Nguyễn Xuân Tự, Thanh tra viên chính, Trưởng phòng Nghiệp vụ 3, Vụ III, Thanh tra Chính phủ.

Hãng phim truyện Việt Nam: được cổ phần hoá rồi bị... thanh tra Hãng phim truyện Việt Nam: 2 tháng cổ phần - toát mồ hôi hột Cận cảnh sự hoang phế của Hãng phim truyện Việt Nam

Vào tháng 7-2017 vừa qua Hãng phim truyện Việt Nam chính thức tiến hành cổ phần hóa. Nhưng chỉ sau 2 tháng, mâu thuẫn tại hãng đã lên tới đỉnh điểm.

Các nghệ sĩ đang làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam cho rằng cổ đông chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) không có chuyên môn về điện ảnh, không thể quản lý một hãng phim, đơn vị này không thực hiện đúng cam kết ban đầu trước khi mua hãng. 

Ngoài ra các nghệ sĩ kịch liệt phản đối quá trình cổ phần hóa, vì cho rằng quá trình này có quá nhiều khuất tất.

Trước tình hình này, ngày 21-9-2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phải tổ chức một cuộc họp gặp gỡ các bên tại Văn phòng Chính phủ để lắng nghe toàn bộ câu chuyện.

Sau cuộc họp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã báo cáo Thủ tướng để thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam.

Dẫu vậy trong suốt tháng 10, "nội chiến" đã bùng nổ tại Hãng phim truyện Việt Nam. 

"Ông chủ mới" là Vivaso gần như bất lực vì khi công ty cổ phần đưa ra bất cứ một quyết định gì mới đều gặp phải sự phản kháng quyết liệt của nghệ sĩ.

Sẽ thanh tra toàn bộ việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam Phó thủ tướng Vũ Đức Đam bất ngờ thị sát Hãng phim truyện Việt Nam Hãng phim truyện Việt Nam: "Cổ đông chỉ là đối tượng buôn đất"?

Tiến trình cổ phần hóa đầy thăng trầm của Hãng phim truyện Việt Nam

Ngày 30-12-2015, Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch phê duyệt Phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam thành Công ty cổ phần.

Tháng 4-2016, khi công bố Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso) là đơn vị duy nhất đăng ký mua Hãng phim truyện Việt Nam và được chấp thuận trở thành cổ đông chiến lược.

Dư luận đã dấy lên nghi ngờ về tính minh bạch của quá trình chọn cổ đông chiến lược.

Nhất là khi giá tài sản đất đai không được tính vào định giá hãng phim, còn thương hiệu của hãng phim gần 60 năm tuổi được tính là bằng 0.

Ngày 5-5-2016, Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch đã tổ chức cuộc gặp mặt với báo chí nhằm nói rõ về quy trình thủ tục cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Trong cuộc họp, Tổng Giám đốc của Hãng phim truyện Việt Nam thời điểm đó là đạo diễn Vương Đức khẳng định: "Không cổ phần chỉ có nước ôm nhau ra Hồ Tây chết chìm.

Cổ phần vẫn hơn là "tự sát". Cổ phần hóa xong không có nghĩa chúng tôi sẽ phải lái tàu".

Ngày 14-12-2016, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa, tính toán xác định giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của Hãng phim truyện Việt Nam để điều chỉnh tăng giá trị phần vốn nhà nước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định.

Ngày 29-12-2016, Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư chiến lược là Vivaso.

Công ty này đã thanh toán số tiền 33.457.000.000 đồng để mua 65% vốn điều lệ của Hãng phim truyện Việt Nam.

Tháng 7-2017, Hãng phim truyện Việt Nam chính thức bước vào thực hiện cổ phần hóa.

Tháng 9-2017, sau 2 tháng cổ phần hóa, các nghệ sĩ trong hãng đồng loạt lên tiếng vì cho rằng Vivaso đã không thực hiện đúng cam kết với Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch và Hãng phim truyện Việt Nam.

Hãng phim truyện Việt Nam: người già bị con cháu thờ ơ Hãng phim truyện Việt Nam: NSND Trà Giang đau xót Hãng phim truyện Việt Nam bán bún phở kiếm thêm?
THÂN HOÀNG – NGỌC DIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp