26/09/2019 07:35 GMT+7

Công bố điện đàm của ông Trump: 'Trao đổi cấp nguyên thủ sao lại tiết lộ?'

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Sau khi Nhà Trắng công bố ý chính của cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Donald Trump với người đồng cấp Ukraine, văn bản là trọng tâm của việc luận tội tổng thống Mỹ, nhiều ý kiến về việc công bố nội dung này đã xuất hiện.

Công bố điện đàm của ông Trump: Trao đổi cấp nguyên thủ sao lại tiết lộ? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp song phương với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy bên lề phiên họp thứ 74 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 25-9 tại New York, Mỹ - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ đều bỏ phiếu ủng hộ việc công bố nội dung cuộc điện đàm.

Theo đó, chủ tịch Hạ viện Pelosi cho rằng Tổng thống Trump đã phản bội lời thề khi tuyên thệ nhận nhiệm vụ, phản bội an ninh quốc gia và "vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp Mỹ" vì tìm cách tranh thủ một thế lực nước ngoài nhằm giành lợi thế chính trị.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schif tuyên bố ông hoàn toàn ủng hộ việc chính thức điều tra luận tội tổng thống, khẳng định "đã quá đủ tồi tệ khi ông Trump tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài trong cuộc bầu cử gần đây nhất".

Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người thất bại trước ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ủng hộ việc luận tội tổng thống và cho rằng "Tổng thống Trump là mối đe dọa rõ ràng và thường trực đối với những điều từng giúp chúng ta hùng mạnh và tự do".

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng động thái công bố nội dung điện đàm là rất không phù hợp và có thể thực sự ảnh hưởng xấu tới chính sách đối ngoại Mỹ.

Theo đó, các nguyên thủ quốc gia phải được trao đổi thẳng thắn với nhau và họ chỉ làm như vậy nếu có sự đảm bảo 100% những gì mình nói được giữ bí mật. Phải rất tin tưởng thì một nguyên thủ quốc gia mới có thể nói chuyện qua điện thoại với một lãnh đạo thế giới khác về các vấn đề chính trị và ngoại giao nhạy cảm.

Dĩ nhiên, họ hiểu các cố vấn cấp cao và thậm chí cả lực lượng tình báo đều có thể cùng nghe cuộc nói chuyện, nhưng ai cũng tin tưởng nội dung cuộc nói chuyện sẽ được giữ bí mật và không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Do đó, khi đồng ý công bố nội dung điện đàm với Tổng thống Ukraine, ông Trump đang phá vỡ niềm tin.

Ông Michael McFaul, người từng làm đại sứ Mỹ tại Nga thời chính quyền trước, viết trên Twitter: "Đây là một sai lầm lớn, một tiền lệ kinh khủng vì không lãnh đạo nước ngoài nào trong tương lai sẽ nói chuyện thẳng thắn với tổng thống trong bất kỳ cuộc gọi nào. Các tổng thống cần có quyền ngoại giao riêng tư".

Sau sự kiện này, ông Trump sẽ khiến Mỹ khó nói chuyện với đồng minh và điều phối chính sách đối ngoại.

Theo Hiến pháp Mỹ, "Luận tội" là quyền của cơ quan lập pháp nhằm điều tra, truy tố và cuối cùng là phế truất các nhân viên của nhánh hành pháp (đứng đầu là tổng thống) trong trường hợp họ vi phạm hiến pháp hay pháp luật trong thời gian tại chức. Tuy nhiên, đây là một tiến trình rất phức tạp lại lưỡng viện Quốc hội Mỹ.

Nhà Trắng phản công vụ Đảng Dân chủ đòi luận tội ông Trump Nhà Trắng phản công vụ Đảng Dân chủ đòi luận tội ông Trump

TTO - Nhà Trắng cho biết sẽ công bố tài liệu liên quan người tố cáo ông Trump gây áp lực yêu cầu Ukraine điều tra cha con ông Joe Biden, nguồn cơn khiến phe Dân chủ đòi luận tội tổng thống.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp