EVN cũng thực hiện việc chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia, xuất nhập khẩu điện năng, đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.
Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện…
Theo đề án, công ty mẹ EVN tiếp tục là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, Tổng công ty Điện lực miền Trung, Tổng công ty Điện lực miền Nam, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, Tổng công ty Điện lực TP.HCM, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
Doanh nghiệp do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2. Cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3, nhưng EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ các tổng công ty phát điện đến hết năm 2019, năm 2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn Nhà nước còn nắm giữ xuống dưới mức chi phối.
Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 sẽ được thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3. Ngoài ra, EVN thực hiện thoái toàn bộ vốn tại các doanh nghiệp gồm Công ty tài chính cổ phần Điện lực, Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức, Tổng công ty thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần, Công ty cổ phần phong điện Thuận Bình, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3, Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.
Mục tiêu của đề án là xây dựng EVN thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng…
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận