04/07/2018 13:09 GMT+7

Công bố 27 kiến trúc Pháp ở Huế, sẽ đập bỏ biệt thự 26 Lê Lợi

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa ban hành quyết định công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu trên địa bàn TP. Nhiều dấu hỏi được đặt ra đằng sau quyết định này.

Công bố 27 kiến trúc Pháp ở Huế, sẽ đập bỏ biệt thự 26 Lê Lợi  - Ảnh 1.

Nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam là công trình không thuộc , nhưng vẫn có tên trong danh sách 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu vừa được công bố ở Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Toàn Thắng (phó giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên - Huế, đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế lập danh sách trên) cho biết việc công bố 27 công trình kiến trúc Pháp nhằm chuẩn bị xây dựng kế hoạch, kêu gọi đầu tư để , tôn tạo, phát huy các giá trị của 27 công trình trên.

Theo ông Thắng, Sở Xây dựng đã cùng các đơn vị như Hội Kiến trúc sư tỉnh, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị tỉnh, Sở Văn hóa - thể thao, Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật... rà soát, kiểm tra và thống nhất chọn 27 công trình trên.

Quỹ kiến trúc đô thị không phải chỉ là những công trình kiến trúc đặc biệt, đặc sắc, mà nó phải nhiều hơn rất nhiều, nhiều loại hình, nhiều phong cách, nhiều thời kỳ và to, nhỏ, giàu sang, hèn kém... Tổng thể của nó phải mang tính chất tích hợp, đông đảo, chứ không thể chỉ bảo vệ những đơn chiếc

GS.TS.KTS HOÀNG ĐẠO KÍNH

Quyết định khó hiểu?

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa - thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế, đây là một quyết định khá khó hiểu bởi trong số 27 công trình kiến trúc được nêu có 2 công trình không phải là kiến trúc Pháp, đó là nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế và nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam.

Theo ông Hoa, nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam hiện nay được khởi công xây dựng vào năm 1960, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế.

Sau nhiều biến cố lịch sử, đến tận năm 2000 nhà thờ này mới chính thức hoàn thành. Còn nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - tên theo như trong quyết định - được khởi công xây dựng vào tháng 1-1959, tức không nằm trong giai đoạn thuộc Pháp.

Một điểm khó hiểu nữa là tại sao ở Huế lại chỉ có 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu? Theo ông Hoa, nhiều công trình kiến trúc Pháp có giá trị đáng được gấp rút quan tâm, bảo tồn như ngôi biệt thự cổ ở số 26 Lê Lợi lại không có tên trong danh sách.

Công trình này được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, hiện là trụ sở của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên - Huế và đang nằm trên vị trí "đất vàng" của TP.

Cũng theo ông Hoa, quyết định này không chỉ khó hiểu mà còn... buồn cười về mặt học thuật. Ví dụ như công trình bia Quốc học phải gọi tên chính xác là Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong. Còn "tên chính xác của công trình nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế là nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Trong khuôn viên nhà thờ này có một dãy nhà tu viện 2 tầng, đấy mới là kiến trúc Pháp. Điều này chứng tỏ người tham mưu lập nên danh sách này không am hiểu về Huế" - ông Hoa nói.

Ông Hoa cho rằng quyết định của tỉnh chỉ mang tính đối phó. "Dư luận cho rằng các công trình kiến trúc Pháp nằm ngoài danh sách 27 công trình này thì tỉnh có quyền đập bỏ" - ông Hoa nói.

Công bố 27 kiến trúc Pháp ở Huế, sẽ đập bỏ biệt thự 26 Lê Lợi  - Ảnh 3.

Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp không thuộc kiến trúc Pháp, nhưng vẫn có tên trong danh sách 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu - Ảnh: NHẬT LINH

Bảo tồn hay "khai tử"?

Không chỉ riêng ông Hoa mà nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc sư băn khoăn về danh sách công trình kiến trúc Pháp tại Huế vừa được công bố. Theo GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính, ở Huế kiến trúc thuộc địa không những hòa hợp với môi trường kiến trúc kinh đô Huế mà còn có chiều hướng thích ứng với thẩm mỹ và kiến trúc truyền thống.

Cho nên nhiều công trình kiến trúc Pháp ở Huế đều rất nhỏ bé, rất khác biệt so với kiến trúc Pháp ở Sài Gòn và Hà Nội. "Kiến trúc thực dân mà lại sử dụng cóp nhặt kiến trúc bản địa như thế là điều rất đặc sắc, đặc biệt".

GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính cho rằng nếu danh mục kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế chỉ 27 công trình như vậy thì thay vì bảo tồn di sản đô thị thời thuộc Pháp tại Huế hóa ra thành bảo tồn những công trình đơn lẻ.

Theo ông Kính, 27 công trình ấy không thể đại diện cho cả một giai đoạn tham gia của kiến trúc thời Pháp thuộc ở Huế, bởi con số ít ỏi trên không thể góp phần tạo dựng diện mạo đô thị được.

Ông Kính cũng nghi ngờ việc công bố danh sách trên là hợp thức hóa cho việc "khai tử" các công trình kiến trúc Pháp ở Huế nằm ngoài danh mục này.

"Nếu lập danh sách ngắn gọn như thế để mà cho phép phá bỏ những công trình ngoài danh sách ấy, như thế thì còn gì là kiến trúc Pháp ở Huế nữa" - ông Kính nói.

Sẽ đập bỏ ngôi biệt thự số 26 Lê Lợi

Ông Lê Toàn Thắng cho biết dù trong danh sách có hai công trình không thuộc kiến trúc Pháp nhưng cả hai đều là công trình tiêu biểu, có nét đặc trưng nên đưa vào để kêu gọi nhà đầu tư duy tu hằng năm.

"Tất nhiên đây chỉ mới là danh sách ban đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát, kiểm tra để bổ sung, nối dài thêm danh sách này" - ông Thắng nói.

Khi được hỏi về việc danh sách 27 công trình trên có phải là "bảo bối" để khai tử nhiều kiến trúc Pháp ở Huế, đặc biệt là công trình ngôi biệt thự ở số 26 Lê Lợi, ông Thắng cho rằng ở đô thị nào việc "phát triển" cũng luôn có sự mâu thuẫn với việc "bảo tồn".

Theo ông Thắng thì không phải công trình kiến trúc Pháp nào cũng là tiêu biểu, cũng có giá trị và cần cân nhắc để tránh cản trở sự "phát triển" trong xây dựng đô thị.

"Riêng với ngôi biệt thự ở số 26 Lê Lợi, theo quan điểm chung của tỉnh thì sẽ đập bỏ để nhượng đất phục vụ việc phát triển đô thị Huế theo quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương" - ông Thắng nói.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, có 11 công trình kiến trúc Pháp thuộc sở hữu của Nhà nước bao gồm: cơ quan ĐH Huế, bia Quốc học, Trường Quốc học, Trường Hai Bà Trưng, trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế, nhà trưng bày Điềm Phùng Thị, dãy lớp học Trường tiểu học Lê Lợi, dãy lớp học A&B Trường ĐH Khoa học Huế, Trường CĐ Công nghiệp Huế, Trung tâm Festival, sân vận động Tự Do.

16 công trình kiến trúc thuộc sở hữu của các tổ chức gồm: ga Huế, khách sạn Sài Gòn Morin, nhà hàng Festival Huế, La Residence Hue Hotel & Spa, khách sạn Le Domaine de Cocodo, Nhà máy nước Vạn Niên, nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Chính tòa Phủ Cam (Dòng Khâm Mạng), nhà thờ Chính Tòa Phủ Cam, Tòa tổng giám mục Huế, tu viện Thánh Tâm, Đại chủng viện Huế, Dòng con Đức Mẹ Vô Nhiễm, đan viện Carmel Huế, nhà thờ Phanxico, nhà nguyện (Hội Dòng Thánh Phao Lô).

Dinh Thượng Thơ có thể đưa vào danh mục bảo tồn nào?

TTO - Xung quanh câu chuyện bảo tồn dinh Thượng Thơ đang gây chú ý trong dư luận công chúng và cộng đồng mạng, ông TRƯƠNG KIM QUÂN - giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM - dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi.

NHẬT LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp