13/12/2018 09:12 GMT+7

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn

THỤC NGHI theo Sina
THỤC NGHI theo Sina

TTO - Giống như giới thời trang, phim ảnh cũng không ngừng lặp đi lặp lại trên con đường tái dựng, điển hình là cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung trong năm nay.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 1.

Từ những năm 1970 đến nay, việc chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung chưa bao giờ dừng lại - Ảnh: Sina

Trong số tác phẩm của Kim Dung, được chuyển thể nhiều nhất là Anh hùng xạ điêu, tiếp theo là Ỷ thiên đồ long ký Thần điêu đại hiệp, Thiên long bát bộ giữ vị trí thứ ba, Lộc đỉnh ký, Bích huyết kiếm, Tuyết sơn phi hồ cũng có nhiều bản phim khác nhau.

Việc làm lại các tác phẩm võ hiệp Kim Dung không còn là điều mới mẻ, nhưng vẫn được các nhà làm phim ưa chuộng và khai thác triệt để, điển hình là năm nay có hàng loạt tiểu thuyết Kim Dung được tái dựng, như Anh hùng xạ điêu, Ỷ thiên đồ long ký, Tuyệt đại song kiều, Tiếu ngạo giang hồ, Thần điêu đại hiệp, Lộc đỉnh ký... khiến thị trường bỗng dưng ngập tràn niềm tin với việc làm lại tác phẩm võ hiệp Kim Dung, đồng thời chứng tỏ sức sống mãnh liệt không bao giờ lụi tàn của thể loại phim này.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 2.

Bất kể bạn thuộc thế hệ khán giả nào vẫn có một bộ phim Kim Dung được dàn dựng dành riêng cho bạn khi các phiên bản được tái dựng liên tục - Ảnh: Sina

Thực tế cho thấy so với các bộ phim tiên hiệp mà nói, thị trường võ hiệp có rủi ro ít hơn rất nhiều, một nhân tố quan trọng không thể không nói đến đó là chất lượng của tiểu thuyết nguyên tác.

Đánh giá về mặt kịch bản, các tiểu thuyết của Kim Dung cũng như Cổ Long, Lương Vũ Sinh đều đã vượt qua sự kiểm nghiệm của thị trường, câu chuyện đều đã vô cùng hoàn thiện.

Hơn nữa, nhờ vào sự hiểu biết sâu rộng của nhà văn Kim Dung đối với nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn học, tập tục, võ thuật… khiến tác phẩm của ông trở nên vô cùng sinh động, đây là điều mà các tác giả online hiện nay khó làm được.

Các bộ phim võ hiệp làm lại nhanh chóng chiếm được vị trí trên thị trường, nguyên nhân nhờ vào đề tài sẵn có, lượng khán giả hùng hậu, các tình tiết chính quen thuộc, ưu thế tuyên truyền, sự quan tâm của độc giả… đó là nguyên nhân chính gây ra làn sóng làm lại phim võ hiệp trong năm nay.

Trailer phiên bản Ỷ thiên đồ long ký 2018

Võ hiệp Kim Dung tái dựng, ba bộ được yêu thích nhất

"Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc, tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên", toàn bộ tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đều cô đọng trong hai câu thơ này, cải biên thành phim cũng cơ bản tập trung vào 14 tác phẩm này, nhưng thời kỳ khác nhau thì mang xu hướng khác nhau.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 4.

Sự thành công của phiên bản Anh hùng xạ điêu 2017 đã "châm ngòi" cho cơn sốt làm lại võ hiệp Kim Dung trong năm 2018 - Ảnh: Baidu

Năm ngoái, phiên bản Anh hùng xạ điêu 2017 đã nhận được sự đánh giá cao của khán giả, hai diễn viên chính Dương Húc Văn (vai Quách Tĩnh) và Lý Nhất Đồng (vai Hoàng Dung) đều có biểu hiện nổi bật, kịch bản bám sát nguyên tác, còn có 95% cảnh phim được quay ngoại cảnh, trở thành một trong những yếu tố mang lại thành công cho bộ phim.

Theo thống kê, Anh hùng xạ điêu tính từ năm 1958 đến nay có tổng cộng 16 phiên bản (bao gồm điện ảnh và truyền hình), kinh điển nhất vẫn là bản phim năm 1983 của TVB do Huỳnh Nhật Hoa và Ông Mỹ Linh đóng chính.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 5.

Bộ phim Anh hùng xạ điêu 1983 do TVB sản xuất vẫn là kinh điển nhất trong số các phiên bản chuyển thể - Ảnh: Sina

Có số lượt chuyển thể gần đuổi kịp Anh hùng xạ điêu là tác phẩm Thần điêu đại hiệp. Theo thống kê từ năm 1976 đến nay, không tính phiên bản điện ảnh, số lượt Thần điêu đại hiệp chuyển thể thành phim truyền hình đã lên đến 9 lần, kinh điển nhất vẫn là phiên bản năm 1983 do TVB sản xuất, Lưu Đức Hoa và Trần Ngọc Liên đóng chính, tiếp theo là phiên bản 1995 của TVB do Cổ Thiên Lạc và Lý Nhược Đồng đóng.

Ỷ thiên đồ long ký cũng có lượt chuyển thể khá cao, tính từ năm 1978 đến nay có tổng cộng 8 phiên bản truyền hình (chưa kể điện ảnh), bản phim mới nhất vừa được đóng máy do Tăng Thuần Hi và Trần Ngọc Kỳ đóng vai chính.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 6.

Phiên bản Ỷ thiên đồ long ký 2018 vừa đóng máy, do Tăng Thuần Hi và Trần Ngọc Kỳ đóng chính - Ảnh: Sina

Năm 2018 xuất hiện một cao trào nhỏ trong việc chuyển thể Thần điêu đại hiệp, điển hình là mới đây phiên bản truyền hình Tân Thần điêu đại hiệp tung ra poster và công bố dàn diễn viên chính gồm: Đồng Mộng Thực (vai Dương Quá), Mao Hiểu Tuệ (vai Tiểu Long Nữ), Văn Kỳ (vai Quách Tương)…

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 7.

Bộ phim Tân Thần điêu đại hiệp 2018 - Ảnh: Sina

Cư dân mạng bàn tán xôn xao, chủ yếu chỉ trích việc giao vai Dương Quá và Tiểu Long Nữ cho hai diễn viên trẻ Đồng Mộng Thực và Mao Hiểu Tuệ đảm nhận, ngược lại đối với Văn Kỳ trong vai Quách Tương lại có thái độ khoan dung, nhiều người bày tỏ sự trông đợi vào phiên bản Thần điêu đại hiệp thứ 9 được mở ra dưới góc nhìn của Quách Tương.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 8.

Quách Tương phiên bản Văn Kỳ trong phim Tân Thần điêu đại hiệp - Ảnh: Baidu

Riêng với dự án phim điện ảnh Thần điêu đại hiệp của đạo diễn Từ Khắc, do đây là lần thứ hai Từ Khắc dàn dựng võ hiệp Kim Dung sau 26 năm kể từ bộ phim Tiếu ngạo giang hồ: Đông Phương Bất Bại, nên đã thu hút sự quan tâm của độc giả Kim Dung.

Trong làn sóng tái dựng, yếu tố đầu tiên mà khán giả quan tâm luôn là dàn diễn viên chính.

Các bộ phim võ hiệp phần lớn đều xoay quanh câu chuyện khí phách anh hùng, vượt qua gian khó để trưởng thành, kết cấu câu chuyện rất thích hợp để rèn giũa diễn viên mới, nên Dương Húc Văn, Lý Nhất Đồng…, xa hơn là các diễn viên Cổ Thiên Lạc, Huỳnh Hiểu Minh, Lưu Diệc Phi, Trần Hiểu… đều nhờ đóng phim võ hiệp Kim Dung mà thành danh, đủ cho thấy khả năng tạo sao của các tác phẩm võ hiệp.

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 9.

Việc chuyển thể võ hiệp Kim Dung đã lăngxê thành công nhiều gương mặt mới, chẳng hạn như Đồng Mộng Thực và Mao Hiểu Tuệ trong phim Tân Thần điêu đại hiệp - Ảnh: Sina

Nhớ năm xưa Hoàng Dung phiên bản Châu Tấn, Tiểu Long Nữ phiên bản Trần Nghiên Hy bị chế giễu dữ dội nhưng vẫn khiến người ta khó quên, nguyên nhân sâu xa có lẽ là "yêu càng sâu, yêu cầu càng cao".

Cơn sốt chuyển thể tác phẩm võ hiệp Kim Dung tiếp diễn - Ảnh 10.

Phiên bản Tiếu ngạo giang hồ 2018 - Ảnh: Baidu

Đại hiệp đào hoa Kim Dung và những bóng hồng trong cuộc đời

TTO - Hôm nay, 13-11, Kim Dung sẽ được an táng theo nghi thức Phật giáo. Điểm lại cuộc đời Kim Dung, không thể không nhắc đến Đỗ Trị Phân, Chu Mai, Lâm Lạc Di… 3 người vợ được ví như các nhân vật nữ trong tác phẩm của ông.

THỤC NGHI theo Sina
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp