05/10/2019 20:08 GMT+7

'Con muốn được bình thường như mấy đứa hàng xóm'

ĐẠI LÂM
ĐẠI LÂM

TTO - Khi nghe câu này từ miệng đứa con gái 9 tuổi với vẻ mặt phụng phịu, tôi 'đứng hình' mất một lúc mới hoàn hồn...

Con muốn được bình thường như mấy đứa hàng xóm - Ảnh 1.

Trẻ cắm cúi chơi điện thoại - hình ảnh không khó thấy ngày nay - Ảnh: REUTERS

Chuyện gì mà nghiêm trọng vậy? Lẽ nào tôi đã làm gì đó tới mức con mình không được bình thường nên phải ước ao được bình thường như con nhà người ta?

Tôi hỏi con:

- Mẹ chưa hiểu. Con muốn bình thường là sao?

- Thì mấy đứa nó đứa nào cũng được bố mẹ cho mượn điện thoại để chơi, chỉ có con là không được thôi. Sao mẹ không cho con mượn điện thoại của mẹ? Chị Quỳnh còn được dùng cả Ipad nữa kìa.

À, hóa ra là chuyện cái điện thoại. Tôi phải nắm tay con ngồi ghế rồi giải thích:

- Bố mẹ không muốn cho con dùng điện thoại là muốn tốt cho con thôi. Nếu con ôm điện thoại nhiều thì mắt sẽ bị đau, đầu óc chậm chạp, không tập trung để học bài được, giảm trí nhớ. Con không thấy trên tivi có anh kia chơi điện thoại lâu bị méo mặt sao? Con có muốn như vậy không?

Con vẫn chưa chịu:

- Thì con chơi điện thoại ít ít thôi.

Tôi cương quyết:

- Chơi điện thoại rất dễ bị nghiện. Lúc đầu chơi ít sau chơi nhiều rồi nghiện luôn lúc nào không biết. Khi nào con lớn, học cấp 2 biết sử dụng như thế nào cho đúng, mẹ sẽ mua cho con.

Xem chừng không thuyết phục được mẹ, con không ì èo nữa mà xin đi chơi nhà hàng xóm tiếp.

Con không biết tôi đã toát mồ hôi vì đòi hỏi "được bình thường" như những đứa trẻ khác của con. Hóa ra giữa tất cả những đứa trẻ được bố mẹ thoải mái nhét điện thoại vào tay bất chấp những hậu quả đã được cảnh báo thì con tôi lại thành "không bình thường"?

Hình ảnh những đứa trẻ phải vào trại cai nghiện smart phone lâu lâu mới xuất hiện trên tivi nhưng cái cảnh cả nhà đi cà phê mà lớn bé mỗi người dán mắt vào một cái điện thoại thì phổ biến đến mức nhìn đâu cũng thấy.

Dù tôi đã rất cố gắng hạn chế sử dụng điện thoại khi các con ở nhà, chỉ dùng những khi thật cần thiết và xóa sạch trò chơi trên điện thoại của cả vợ lẫn chồng để làm gương cho con thì vẫn chưa đủ sức thuyết phục với con.

Tôi chợt nhớ đến chị hàng xóm. Ngoài giờ lên lớp chịn bận buôn bán shop quần áo nên nhiều hôm đón con đi học về, chị đưa con điện thoại để con chịu ở nhà một mình cho mẹ ra shop, bố đi chơi bóng chuyền. Đến tối mịt chị về thầy nhà cửa tối hù, đèn điện không ai bật, gọi con thì thấy con lồm cồm bò lên từ ghế sôfa, tay vẫn ôm điện thoại sáng màn hình.

Thỉnh thoảng có hôm trời tối, lúc bố mẹ mỗi người đang bận việc của mình thì con bé cầm điện thoại ra đường chơi, tôi phải nhắc đem vào nhà cho mẹ kẻo rớt bể.

Ở nhà, con tôi cả đứa lớn lẫn đứa bé đều không được chơi điện thoại, bố mẹ cũng hạn chế dùng điện thoại đến mức tối đa nhưng xung quanh con cứ 10 đứa trẻ chắc có tới 8 đứa được thoải mái chơi điện thoại nên con cũng thèm được như thế.

Dù con buộc phải chấp nhận không giống bạn vì sự cương quyết của mẹ nhưng nhiều lúc nhìn ánh mắt ghen tị của con mà tôi cũng phải lung lay...

Cùng con dùng điện thoại sao để không bị Cùng con dùng điện thoại sao để không bị 'ghiền'?

TTO - Thiết bị điện tử dễ gây nghiện, kể cả với người lớn. Do vậy thay vì cấm đoán hay hạn chế, hãy dạy con cách quản lý và sử dụng điện thoại, tivi, máy tính... một cách khoa học và hợp lý.

ĐẠI LÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp