09/06/2021 13:28 GMT+7

Con lên YouTube khi ở nhà tránh dịch, 'giám sát' sao để con an toàn?

VĂN KHOA
VĂN KHOA

TTO - Trong những ngày con nghỉ ở nhà, YouTube chắc chắn sẽ là một trong những 'điểm đến' quen thuộc của trẻ. Làm sao để kiểm soát 'con dao' YouTube, hướng trẻ tới một kênh giải trí, đồng thời cũng là một kênh học tập hữu ích?

Con lên YouTube khi ở nhà tránh dịch, giám sát sao để con an toàn? - Ảnh 1.

Trẻ xem video trên YouTube - Ảnh: TODAY PARENTS

Theo ông James Beser - giám đốc quản lý các sản phẩm dành cho trẻ em và gia đình của YouTube, ứng dụng này hiện có nhiều cách thức hỗ trợ phụ huynh quản lý nội dung. 

Đầu tiên, phụ huynh có thể chọn "Chế độ hạn chế" (Restricted mode), giúp ẩn nhiều video có nội dung không phù hợp với trẻ em. Chế độ này hữu ích nếu bạn cho trẻ xem video YouTube trực tiếp ngay trên trình duyệt.

Để kích hoạt, tại giao diện chính của YouTube, phụ huynh nhấn vào hình đại diện của tài khoản Google nằm ở góc trên bên phải, chọn "Chế độ hạn chế" (Restricted mode) và chuyển từ nút "tắt" (Off) sang nút "kích hoạt" (Active).

Phụ huynh có thể sử dụng phần mềm YouTube Kids, được lọc các nội dung về gia đình, hoạt hình, học tập dành cho trẻ. Với phần mềm này, cha mẹ có thể vào phần cài đặt để tùy chỉnh giới hạn quyền xem một số video nhất định. Cha mẹ cũng có thể cho phép các video được phê duyệt trước, giới hạn thời gian xem video...

Một phương án khác là tải xuống những video con yêu thích và đã được cha mẹ "duyệt". Khi tải xong, con có thể xem theo danh sách này ngay cả khi không có Internet. Cách làm này sẽ rất thích hợp với những phụ huynh muốn cho các con nhỏ xem YouTube.

Theo James Beser, YouTube cũng đang thử nghiệm chức năng tạo các tài khoản mới theo độ tuổi với những người dùng vị thành niên. Sẽ có 3 sự lựa chọn để khám phá như trẻ em từ 9 tuổi, 13 tuổi trở lên... 

Với từng độ tuổi, YouTube sẽ gợi ý những nội dung phù hợp và cha mẹ có thể theo dõi các hoạt động của con.

Làm gì khi con bị bắt nạt trên mạng là Làm gì khi con bị bắt nạt trên mạng là 'đồ không có não', 'đồ sò'...?

TTO - Những mâu thuẫn trên không gian số dẫn tới không ít vụ xô xát ngoài đời thực, thậm chí có nạn nhân vì không chịu nổi áp lực đã chọn cách tự tử.

VĂN KHOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp