26/10/2013 16:05 GMT+7

Con em chúng ta ngày càng thành đàn chim vẹt

KTS LÊ CÔNG SĨ (congsikts@...)
KTS LÊ CÔNG SĨ (congsikts@...)

TTO - "Phụ huynh tuy mong muốn con cái mình tốt hơn, giỏi hơn song hoàn toàn không thể can thiệp vào mục tiêu, triết lý giáo dục", một bạn đọc khẳng định trách nhiệm chính trong chuyện giáo dục vẫn là của người làm công tác giáo dục.

R3CGFec4.jpgPhóng to
Nụ cười rạng rỡ của học sinh lớp 1 trong lễ khai giảng năm học 2013-2014 tại Hà Nội - Ảnh: Nguyễn Khánh

Trong nhiều nguyên nhân gây nên áp lực cho học trò có một phần áp lực từ phía phụ huynh. Phụ huynh nào mà không muốn con cái mình học giỏi, học tốt, thậm chí cả "thiên tài" hay "bách khoa tri thức" (theo cách nói của tác giả bài ). Âu đó cũng là hợp lẽ, là mong muốn thường tình của phụ huynh.

Tuy vậy, tôi vẫn cho rằng quả bóng trách nhiệm vẫn nằm trong chân của những người làm công tác giáo dục, từ vĩ mô đến vi mô!

Nếu cho rằng ngày xưa mình đi học bị điểm 2, bố an ủi động viên, khích lệ tinh thần "thua keo này bày keo khác". Nay học sinh nhiều lần không làm bài được bị cho điểm 0 thì lập tức chiều hôm đó phụ huynh gọi điện thắc mắc "vì sao con tôi bị điểm 0?". Khi kể ví dụ này, tôi hiểu hàm ý của tác giả rằng ngày xưa phụ huynh (ít nhất là phụ huynh của cô giáo) đã không gây áp lực cho con mình trong khi ngày nay phụ huynh (ít nhất là phụ huynh em học sinh bị cô cho điểm 0) tạo nhiều áp lực cho con em và cho cả cô giáo nữa.

Tôi cho rằng dù là "ngày xưa" hay "ngày nay" thì xã hội vẫn luôn tồn tại những khác biệt và đa dạng, tức vẫn luôn có nhiều "dạng" phụ huynh khác nhau.

Tác giả không nên liệt kê những hiện tượng cá biệt và đánh đồng số đông phụ huynh. Việc phụ huynh gọi điện hỏi cô giáo "vì sao con tôi bị điểm 0?" theo tôi cũng là rất bình thường, điều đó chỉ đơn giản nhằm thể hiện sự quan tâm của phụ huynh đối với con em mình (có khi con em bị điểm kém, phụ huynh không quan tâm, không hỏi giáo viên thì nhiều giáo viên "trách" phụ huynh không quan tâm việc học của con cái).

Lại nữa, tôi cho rằng trong nghiệp vụ sư phạm, việc cho 0 điểm là điều tối kỵ, bất khả kháng, thường xuất phát từ tình huống liên quan đến thái độ học sinh (hỗn láo, ngạo mạn...) hơn là kiến thức (yếu kém) của em ấy. Phụ huynh quan tâm con cái, thời nào cũng có. Phụ huynh tạo áp lực cho con trẻ, thời nào cũng vậy (ngày trước và cả bây giờ, cha mẹ vẫn luôn ước ao con mình trở thành ông nọ bà kia...).

Tuy nhiên, mục tiêu, triết lý giáo dục khác nhau qua từng thời kỳ, tức mục tiêu, triết lý giáo dục ngày nay khác trước kia. Phụ huynh tuy mong muốn con cái mình tốt hơn, giỏi hơn (lẽ tất nhiên) song hoàn toàn không thể can thiệp vào mục tiêu, triết lý giáo dục của những nhà làm công tác giáo dục vĩ mô đề ra, cũng như phụ huynh không thể can thiệp vào kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm của thầy cô giáo.

Triết lý, mục tiêu giáo dục chính là cốt lõi của phương pháp giáo dục vốn ảnh hưởng và đòi hỏi những kỹ năng sư phạm khác nhau. Chính sự phát triển của thế giới nói chung, xã hội Việt Nam nói riêng dẫn đến nhu cầu về sự đổi mới giáo dục, cụ thể hơn là đòi hỏi ngành giáo dục có định hướng phù hợp với sự phát triển.

Nền giáo dục có chạy theo thành tích và gây áp lực cho người học hay không rõ ràng xuất phát từ mục tiêu, triết lý giáo dục, tức quả bóng trách nhiệm vẫn thuộc về những nhà làm công tác "trồng người".

Với hiện trạng giáo dục chạy theo thành tích, hình thức như hiện nay, tôi có một vài tâm tư, suy nghĩ như sau xin được chia sẻ:

Nền giáo dục Việt Nam sẽ còn tụt hậu xa so với thế giới khi các nhà quản lý cứ làm những gì mà họ muốn, không cần biết đối tượng thụ hưởng nền giáo dục ấy muốn và cần cái gì.

Bên cạnh đó còn là lỗi của không ít các bậc phụ huynh kính mến của chúng ta khi mong muốn con em của họ sẽ là thần đồng, là thiên tài, là ông này bà nọ trong tương lai mà không cần biết năng lực của con em có đạt được hay không.

Mặt khác, các nhà sử dụng sản phẩm giáo dục, đào tạo lại luôn lấy bằng cấp ra làm tiêu chuẩn hàng đầu khi tuyển dụng, không cần biết năng lực thực tế của người được tuyển dụng đến đâu.

Vậy muốn chấn hưng nền giáo dục nước nhà, trước hết phải thay đổi triệt để tư duy quản lý, đồng thời phải có sự đồng lòng, chung tay của tất cả chúng ta.

Chứ chỉ làm mỗi việc thay sách (hay gọi một cách khoa học là cải cách chương trình - sách giáo khoa như các nhà quản lý thường gọi) như vẫn làm từ trước đến nay thì không thể mang lại kết quả gì ngoài việc con em của chúng ta ngày càng giống như bầy "chim vẹt".

+ Cái vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn giữa mối quan hệ tay ba: giáo viên, học sinh và phụ huynh.

Giáo viên có những người chưa tâm huyết, còn chịu nhiều áp lực nên chưa toàn tâm trong việc dạy trên lớp.

Học sinh có những thành phần không muốn học vì còn quá nhiều mối quan tâm khác, có những thành phần đi học thêm quá nhiều theo yêu cầu của phụ huynh, đến lớp tỏ ra "không cần học" vì đã biết rồi.

Phụ huynh thấy con mình học thêm "ít hơn" bạn thì bắt đi học hết chỗ này đến chỗ khác mà không hiểu con mình có học nổi hay không. Bậc phụ huynh nào cũng muốn những điều tốt nhất nhưng không phải ai cũng biết quan tâm đúng cách và đúng mực tới con em.

Tuy nhiên đấy chỉ là số nhỏ trong vô vàn trường hợp. Thiết nghĩ, vòng luẩn quẩn này có thể được giải quyết phần nào nếu mỗi người ý thức được trách nhiệm của mình và biết tin tưởng nhau hơn.

Với thời đại này, việc học sinh học khó hơn ngày trước là điều cần thiết. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mà không nâng vốn kiến thức cơ bản cho học sinh thì thật thiếu sót.

Quan điểm của bạn trong chuyện này? Có đúng là bạn đã vô tình tạo áp lực học hành đối với con cái của mình? Bạn là "nạn nhân" hay "tòng phạm" của việc để con mình bị học hành quá tải?

Hãy chia sẻ ý kiến, câu chuyện của bạn qua email [email protected], hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

-------------------

Đọc thêm:

KTS LÊ CÔNG SĨ (congsikts@...)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp