Nên dạy cho bé có ý thức tự bảo vệ mình. Ảnh minh họa |
Mới đây nhất là tai nạn của nam học sinh lớp 5 trường tiểu học ở Q.12, TP.HCM.
Trước đó, tháng 11-2014, bốn em nữ sinh (3 em lớp 7, 1 em lớp 9) của trường THCS thuộc xã Đắk N’rung, Đắk Song rủ nhau ra bờ đập tràn (thôn Đắk Kual 4, xã Đắk N’rung) chơi rồi cả 4 cùng chết đuối.
Một vụ tai nạn thương tâm khác xảy ra gần cuối tháng 10-2014 tại hồ bơi của trường TH - THCS - THPT ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, một học sinh lớp 8 của trường đã bị hụt chân khi bơi.
Tháng 7-2014, ba em học sinh trường THPT tại Nghệ An cũng đã ra đi mãi mãi vì chết đuối tại hồ nước nhà chùa khi tham gia trại hè thanh thiếu niên.
“Tiêm chủng ý thức” cho con
Đau lòng, xót xa là cảm nhận chung của những người làm mẹ khi đọc những câu chuyện đau lòng này.
Chị Huỳnh Thị Kim Hiền (Cần Thơ) cho biết khi đọc những thông tin về các vụ chết đuối, ngạt nước trên báo chí, chị cảm thấy rất xót xa…
>> Chị Huỳnh Thị Kim Hiền
“Mỗi lần đọc những thông tin bé này chết đuối, bé kia chết ngạt, bản thân mình thấy rất nhói lòng. Con chỉ cần trầy xước một chút là cha mẹ đã đau lòng, xót dạ. Huống chi tình huống chia ly tử biệt như thế này”, chị Khánh Linh (Q.3, TP.HCM) chia sẻ.
Chị Hiền cho biết khi con 6 tuổi, chị đã cho bé dần làm quen với bơi lội và học những kỹ năng tự bảo vệ mình.
“Tôi hay dùng từ là “tiêm chủng ý thức” cho con ngay từ nhỏ, dạy cho bé mỗi ngày một chút để bé có ý thức tự bảo vệ mình. Chẳng hạn khi đi hồ bơi, tôi luôn quan sát và chỉ cho bé những vạch, mốc nguy hiểm để bé biết được rằng chỗ đó mình không nên đến gần nếu bơi chưa vững vàng”, chị Hiền nói.
>> Chị Huỳnh Thị Kim Hiền
Chị Khánh Linh cho biết bé lớn nhà chị học bơi từ năm 6 tuổi, bé nhỏ thì 4 tuổi chị đã cho đi học.
"Tôi quan niệm rằng các con phải tự học cách bảo vệ mình, như đi sông, đi biển thì phải biết bơi, đi ngoài đường thì có chút võ phòng thân”.
>> Chị Khánh Linh
Chị Khánh Linh cho biết thêm chị khuyến khích con trải nghiệm mọi thứ để có thêm kinh nghiệm chứ không vì những tai nạn đã xảy ra mà không cho con khám phá thế giới xung quanh.
"Tôi nói với con là dù con có chuẩn bị tốt đến đâu thì vẫn có thể xảy ra rủi ro. Vậy thì lúc nào con cũng phải trong tư thế sẵn sàng đối phó với rủi ro. Cách đối phó như thế nào thì con sẽ được học qua những khám phá, những trải nghiệm”, chị Khánh Linh nói.
>> Chị Khánh Linh
“Mỗi ngày, đọc những bài báo về các tai nạn xảy ra cho trẻ em, là một người mẹ, tôi cảm thấy rất đau lòng”, chị Anh Phụng (TP.HCM) chia sẻ. Chị Phụng cho biết từ những điều đã thấy, đã đọc đó, chị đúc kết ra được rất nhiều kinh nghiệm để chỉ dạy, định hướng cho con.
Chị nói dù con trai đã biết bơi nhưng trước khi xuống biển, chị luôn cho bé mặc áo phao để bảo đảm an toàn.
"Tôi nói cho bé biết những tình huống có thể xảy ra khi xuống nước mà không mặc áo phao. Từ khi bé 2 tuổi, tôi đã bắt đầu dạy bé về những điều cần phải chú ý, cẩn thận. Điều này có thể tạo cho bé tâm lý rất cẩn trọng, suy nghĩ kỹ càng trước khi làm một việc gì đó”.
>> Chị Anh Phụng
Biết bơi cũng đừng chủ quan
Có trường hợp nước trong hồ bơi chỉ tới thắt lưng nhưng vẫn có người chết đuối là do họ không biết bơi. |
Ông Trương Đức Ngọc, giảng viên cứu hộ, cứu đuối, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM cho biết có trường hợp nước trong hồ bơi chỉ tới thắt lưng nhưng vẫn có người chết đuối là do họ không biết bơi, không có quán tính khi xuống nước dẫn đến việc không làm chủ được cơ thể.
>> Ông Trương Đức Ngọc
Ông Ngọc cũng đưa ra cảnh báo rằng những người mới biết bơi đừng nên chủ quan mà bơi ở những nơi nước sâu vì có thể bị chuột rút.
>> Ông Trương Đức Ngọc
“Cha mẹ nên theo sát khi con bơi. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ học bơi đến nơi đến chốn và thường xuyên cho trẻ luyện tập chứ không nên chỉ mới biết bơi là đã cho nghỉ học”, ông Trương Đức Ngọc nói.
>> Ông Trương Đức Ngọc
Ông Ngọc nói thêm rằng độ an toàn khi cho trẻ đi bơi ở sông hoặc biển là không cao nên cha mẹ phải quan sát và chuẩn bị thật kỹ cho trẻ.
Ông Ngọc khuyến cáo phụ huynh chỉ nên cho trẻ bơi ở những nơi vừa sức của bé, có biển báo an toàn, có lực lượng cứu đuối, cứu hộ.
>> Ông Trương Đức Ngọc
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận