13/04/2018 11:49 GMT+7

Con cái đảng viên vi phạm: Mũi dại lái phải chịu đòn!

ÁI NHÂN - ĐỨC BÌNH ghi
ÁI NHÂN - ĐỨC BÌNH ghi

TTO - Nhiều ý kiến đồng tình với quy định xử lý đảng viên có con cái vi phạm pháp luật là cần thiết nhằm ngăn chặn tình trạng đảng viên làm ngơ, dung túng cho con cái.

Con cái đảng viên vi phạm: Mũi dại lái phải chịu đòn! - Ảnh 1.

Theo hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra trung ương về việc xử lý đảng viên vi phạm vừa mới ban hành, trường hợp để con cái phạm tội thì phải chịu trách nhiệm liên đới.

Liên quan vấn đề nêu trên, các chuyên gia pháp luật đều nhất trí cho rằng quy định này là hoàn toàn cần thiết. Điều đó không những nâng cao vai trò của đảng viên trong công tác đảm bảo an ninh - trật tự xã hội, mà còn góp phần ngăn chặn tình trạng đảng viên bảo kê, làm ngơ, dung túng cho con cái vi phạm pháp luật.

"Con hư tại mẹ"

Theo ông Vũ Quốc Hùng - nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương, từ xa xưa, ông cha ta có câu "con hư tại mẹ" hay "dạy con từ thuở còn thơ". Cho nên khi con của đảng viên phạm tội, vi phạm pháp luật thì cần phải xem xét.

"Có ý kiến nói con trưởng thành, ai làm người ấy chịu, nếu con vi phạm mà xử lý cha mẹ thì cũng đúng nhưng chưa đủ. Tôi cho rằng quy định ghi rất rõ, hướng dẫn rất cụ thể. Phải xem xét kỹ từng trường hợp, từng vụ việc, tình huống, chứ không phải lúc nào con hư đều xử lý cha mẹ.

Nếu con phạm tội mà quá trình phạm tội của con có sự bao bọc, chở che của cha mẹ thì cần phải xử lý cha mẹ. Hồi nhỏ anh học hành không đến nơi đến chốn, nhưng do có vai trò của cha mẹ nên anh vẫn đỗ đạt làm anh nọ anh kia rồi mắc sai phạm thì ở đây có trách nhiệm của cha mẹ" - ông Hùng phân tích.

Tương tự, TS Phan Anh Tuấn - trưởng bộ môn Luật hình sự Đại học Luật TP.HCM - cho rằng trước đây các triều đại phong kiến nước ta cũng có quy định trách nhiệm liên đới của các quan lại để vợ con trực tiếp phạm tội. 

Bởi lẽ trách nhiệm của người đàn ông thời đó, nhất là những người giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền phong kiến, phải trước hết là "tu thân, tề gia" mới đến "trị quốc, bình thiên hạ". Hai bộ luật nổi tiếng như Quốc triều hình luật (triều Hậu Lê) và Hoàng Việt luật lệ (triều Nguyễn) đều có các quy định như thế.

Quy định 102 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên do thiếu trách nhiệm quản lý, con cái phạm tội có nêu rõ đối tượng bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con dâu, con rể cùng sống, sinh hoạt trong gia đình và trực tiếp phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng, quản lý của đảng viên. 

"Quy định này là hoàn toàn phù hợp, thể hiện được vai trò, trọng trách của đảng viên đối với yêu cầu quản lý, giáo dục, nêu gương ngay chính trong gia đình mình. Một đảng viên không quán xuyến, giáo dục được con cùng sống, sinh hoạt trong gia đình thì xứng đáng để kỷ luật" - ông Tuấn nói.

"Con làm cha chịu" là cần thiết

Theo luật sư Hứa Thị Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM), xét về góc độ xã hội, một người bình thường có vợ/chồng, con trực tiếp phạm tội thì đều phải chịu áp lực và sự phán xét từ dư luận xã hội. Khi đó, uy tín, hình ảnh, tiếng nói cá nhân bị giảm sút trong cộng đồng. 

Nếu là đảng viên, những áp lực phải chịu còn nặng nề hơn, nhất là những đảng viên có chức vụ quản lý, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tổ chức. Thực tế cho thấy có nhiều đảng viên có chức vụ có vợ/chồng, con cái phạm tội, uy tín cá nhân giảm sút nghiêm trọng. 

"Tuy nhiên, chẳng thấy ai tự giác nhận trách nhiệm, từ chức, mà vẫn chạy chọt hoặc lặng lẽ "để lâu cứt trâu hóa bùn". Từ thực tế này, tôi cho rằng việc quy định kỷ luật đảng viên thiếu trách nhiệm trong quản lý, giáo dục con cái phạm tội là cần thiết. Đó cũng là thể hiện sự đánh giá, giám sát đối với đảng viên từ xã hội, tổ chức" - luật sư Thảo nhận định.

Theo TS Lê Văn In - nguyên phó hiệu trưởng Trường Cán bộ TP, nay là Học viện Cán bộ TP - việc xử lý trách nhiệm cha mẹ là đảng viên khi có con cái phạm tội cũng là cơ sở để đánh giá, tín nhiệm, lựa chọn đảng viên xứng đáng đứng vào hàng ngũ lãnh đạo.

Ông In cho rằng quy định này cần được thực thi nghiêm minh, công bằng từ trên xuống mới răn đe được cán bộ đảng viên trong thực hiện trách nhiệm của mình, đồng thời thu phục được lòng tin của người dân. 

Luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn luật sư TP.HCM):

Chết chưa phải là hết!

Ở góc độ pháp luật, đối với cá nhân, khi họ chết đi thì chỉ có nghĩa vụ tài chính (trả nợ, thi hành án...) được chuyển cho người thừa kế di sản của họ thực hiện, còn trách nhiệm hình sự hay hành chính sẽ chấm dứt. Pháp luật quy định nếu cá nhân đã chết thì mọi hoạt động tố tụng liên quan đến người đó sẽ bị đình chỉ, không xem xét nữa.

Trong khi đó, quy định xử lý kỷ luật đảng viên khác hẳn quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thì dù có chết rồi vẫn bị kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật. Quy định đó là cần thiết, thể hiện quyết tâm của Đảng trong việc lập lại kỷ cương.

Ái Nhân

Không còn "hạ cánh an toàn"

Theo ông Nguyễn Đức Hà - nguyên vụ trưởng Vụ Cơ sở đảng (Ban Tổ chức trung ương), quy định 102 có rất nhiều điểm mới, trong đó có quy định về thời hiệu xử lý đảng viên.

Điều 3 nêu rõ: thời hiệu xử lý kỷ luật đảng là 5 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách; 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

"Với quy định này, sẽ không có cửa cho khái niệm "hạ cánh an toàn" mà chúng ta vẫn thường nghe. Nếu đảng viên vi phạm thì dù có nghỉ hưu, chuyển công tác rồi vẫn sẽ bị xử lý, thời hiệu của nó là 5 năm đối với lỗi khiển trách và 10 năm đối với vi phạm phải cảnh cáo.

Tức là đảng viên vi phạm thì dù ở đâu, còn làm việc nữa hay không đều không được cho qua" - ông Hà nói.

Đức Bình

Đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, qua đời vẫn kiểm tra xử lý

TTO - Hướng dẫn thực hiện Quy định số 102-QĐ/TW nêu rõ trường hợp đảng viên vi phạm đặc biệt nghiêm trọng qua đời thì vẫn kiểm tra, kết luận và xử lý kỷ luật.

ÁI NHÂN - ĐỨC BÌNH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp