Còn ai dám thi sư phạm?

DINH CONG DUC
DINH CONG DUC

TTO - Câu chuyện hàng ngàn giáo viên bậc THPT tại TP.HCM không tìm được chỗ dạy trong trường công lập khiến bạn đọc bức xúc về sự lệch pha giữa "cung - cầu", sự lãng phí ngân sách đào tạo.

Ngoài ra, những giải pháp để tháo gỡ bài toán việc làm cho giáo viên, nỗi lo lắng các lớp bạn trẻ sau khi nhìn vào "bức tranh" nghề nghiệp này sẽ không dám thi vào ngành sư phạm... cũng được bạn đọc nêu.

TTO trích đăng một số ý kiến và mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ suy nghĩ.

K8JmWppK.jpgPhóng to

Niềm vui của nhóm giáo sinh Trường ĐH Sài Gòn vừa nhận xong giấy giới thiệu phân công nhận nhiệm sở sáng 28-8 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức. Trong khi đó, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết năm nay sẽ có 1.450 giáo viên không tìm được chỗ dạy trong trường công lập - Ảnh: Như Hùng

Làm sao khuyên người trẻ thi vào sư phạm?

Lương bổng giáo viên đã thấp, người giỏi lại không vào sư phạm. Nếu vào được chưa chắc đã đi dạy được trong khi nhiều tỉnh lại đang xem xét tinh giảm giáo viên. Mâu thuẫn này biết bao giờ giải quyết? Làm sao khuyên các thế hệ sau thi vào sư phạm khi chứng kiến cảnh này?

Không thể đợi được nữa

Bao nhiêu năm rồi cứ chờ đợi, thi tuyển giáo viên và rớt. Yêu lắm nghề giáo, yêu biết mấy những học trò dễ thương, hồn nhiên. Yêu biết mấy bảng đen phấn trắng. Vậy mà bây giờ phải đi làm trái chuyên môn thôi vì không đợi chờ được nữa. Buồn lắm!

Nên có chính sách giải quyết việc làm

Tôi nghĩ Nhà nước nên có chính sách cụ thể trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sư phạm. Các trường đại học phải liên kết với Sở GD-ĐT trong việc tuyển sinh ngành sư phạm. Hằng năm các trường đại học tuyển rất nhiều thí sinh ngành sư phạm, trong khi chỉ tiêu tuyển giáo viên hằng năm lại rất ít.

Việc chỉ biết đào tạo mà không cần quan tâm sau khi ra trường sinh viên có việc làm hay không chứng tỏ nhà trường mới chỉ quan tâm tới lợi ích của mình. Để giải quyết tình trạng giáo viên hiện nay không tìm được việc làm, tôi nghĩ mỗi năm các trường sư phạm chỉ nên tuyển 20-30 sinh viên cho mỗi chuyên ngành, hay 2-3 năm mới tuyển một lần để đảm bảo việc làm cho sinh viên sau khi ra trường.

Cần thay đổi việc thi tuyển

Ngành sư phạm có thu nhập không cao. Nhiều học sinh có hộ khẩu TP.HCM ngay từ đầu đã được phụ huynh định hướng đi theo các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, khoa học kỹ thuật... đầu ra dễ và có thu nhập cao hơn. Bởi lẽ đó, nếu chỉ tuyển những sinh viên sư phạm ra trường có hộ khẩu thành phố hoặc KT3 e cũng sẽ hết sức khó khăn.

Trong khi đó, nhiều giáo viên trẻ ra trường có hộ khẩu không phải TP.HCM rất mong muốn được giảng dạy tại thành phố. Nhiều giáo viên ra trường đã dạy ở các trường dân lập. Vấn đề này mong ngành giáo dục TP.HCM có cái nhìn mới và những thay đổi phù hợp trong quy chế thi tuyển, xét tuyển.

Đào tạo con người không phải sản xuất công nghiệp

Chúng ta quá phung phí nguồn nhân lực, bao nhiêu tiền của, bao nhiêu thời gian để bây giờ các giáo viên làm gì? Hoặc thất nghiệp hoặc làm việc trái nghề, làm việc thời vụ để tồn tại trong thời buổi "gạo châu, củi quế".

Mong rằng các nhà quản lý (không riêng gì ngành giáo dục) hãy ngồi lại để đưa ra những hoạch định, chính sách định hướng để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Đừng để việc đào tạo con người của các trường học như những nhà máy sản xuất công nghiệp.

Cần làm tốt việc thống kê

Nếu Bộ Giáo dục - đào tạo thống kê số lượng giáo viên ra trường hằng năm và nhu cầu tuyển dụng của các sở GD-ĐT và thống kê số lượng giáo viên nghỉ hưu, từ đó có hướng điều chỉnh chiến lược đào tạo sinh viên sư phạm và hướng giải quyết việc làm thì trong vòng năm năm sẽ giải quyết được vấn đề nhân sự.

Làm được như thế thì đâu phải lo thiếu nhân tài trong giáo dục.

DINH CONG DUC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp