07/11/2018 11:39 GMT+7

'Cởi trói' thực chất cho đại học

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Thảo luận về dự án Luật giáo dục đại học ngày 6-11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự án luật đã mở cơ hội 'cởi trói' vốn đang rất bức bối ở các trường đại học. Tuy nhiên, luật cần có những quy định cụ thể hơn nữa.

Cởi trói thực chất cho đại học - Ảnh 1.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học - Ảnh: TTXVN

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh (Long An) cho rằng mô hình đang được tổ chức theo hai cấp gồm quốc gia, đại học vùng; các trường thành viên được quản lý hai cấp bộ máy từng trường và vùng, tức là "bộ máy chồng bộ máy".

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngoài hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nói điều này phải có sự điều chỉnh, thay đổi để Luật cởi trói, tăng tính tự chủ thực chất cho các đại học.

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt (Hưng Yên) nêu thực tế đang xảy ra ở rất nhiều ngành đặc thù hiện nay, có những ngành nghề như bác sĩ, kỹ sư... dù nhiều người tay nghề rất giỏi, có tiếng trong giới nhưng không có bằng tiến sĩ. Điều 39 Luật giáo dục năm 1998 đã quy định và có những hướng dẫn cụ thể, nhưng lại thông qua những văn bản dưới luật.

Tuy nhiên, bà Nguyệt chỉ ra bất cập đó tới nay tại dự án Luật giáo dục đại học vẫn không nhìn nhận để tháo gỡ.

"Do đó, tôi đề nghị trong dự thảo luật lần này cần quy định rõ trình độ chuyên môn phải tương đương với trình độ thạc sĩ, tiến sĩ hoặc trình độ chuyên gia, điều này cũng phù hợp với thực tiễn trong nước và trên thế giới" - bà Nguyệt nói.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nêu dự án Luật giáo dục đại học có đề cập các hình thức đào tạo trình độ đại học bao gồm chính quy, vừa học vừa làm, đào tạo từ xa. Theo ông Thắng, cách quy định như vậy đã và đang tồn tại lâu nay, mang tính phân biệt không chỉ về hình thức đào tạo mà cả văn bằng giáo dục đại học.

"Cũng vì sự phân biệt này mà vừa qua thực hiện việc tuyển dụng, quy hoạch cán bộ ở nhiều địa phương yêu cầu phải có bằng đại học chính quy nên đã tạo ra một phong trào... đi học để lấy bằng thạc sĩ" - ông Thắng nói.

Trong khi đó, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Lê Quốc Phong cho rằng việc học chính trị là "không thể không có" đối với các ngành liên kết đào tạo nước ngoài. Tuy nhiên, trong dự án Luật giáo dục đại học chưa nói rõ quy định này.

Giáo dục đại học 4.0: mô hình nào phù hợp với Việt Nam?

TTO - Nhiều mô hình giáo dục ĐH mới đã được các chuyên gia giới thiệu tại hội thảo 'Mô hình giáo dục 4.0 áp dụng, triển khai trong điều kiện tại Việt Nam' diễn ra sáng 5-11.

THÁI BÁ DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp