25/05/2023 10:13 GMT+7

Coi lại việc trả tiền lương để người lao động đủ nuôi thêm một người

Cần tính lại nguyên tắc trả tiền lương để người đi làm ngoài nuôi mình, còn nuôi được gần một người nữa. Như vậy họ mới đủ nuôi con, cha mẹ mình.

Coi lại việc trả tiền lương để người lao động đủ nuôi thêm một người - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân phát biểu thảo luận, trong đó nói đến việc xây dựng lộ trình cải cách tiền lương - Ảnh: Q.P.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân nêu ý kiến về việc cải cách tiền lương khi thảo luận tại tổ TP.HCM về các vấn đề kinh tế, xã hội sáng 25-5.

Phát biểu thảo luận, ông Nhân bày tỏ đồng tình với việc Chính phủ xây dựng lộ trình cải cách tiền lương. Dù vậy, ông trăn trở khi thực tế hiện nay nhiều người lao động làm việc đủ thời gian, đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội nhưng về hưu lương không đủ sống.

"Chúng tôi gặp rất nhiều người lao động đi làm đủ 30 năm, đóng đủ hết tiền bảo hiểm nhưng nhận lương hưu 2,5 - 3 triệu đồng/tháng không đủ sống, lại phải đi làm thêm để kiếm tiền đủ sống", ông Nhân chỉ rõ và đề nghị cải cách tiền lương nên xác định mục tiêu gì.

Ông Nhân nói đất nước đã 48 năm thống nhất, kinh tế cũng phát triển, nhiều thành tựu hơn, GDP bình quân đầu người đã trên 4.000 USD/người, phải xác định lại nguyên tắc trả lương cho người lao động.

Quan trọng nhất, phải xác định mức tiền lương tối thiểu làm sao đảm bảo mức sống tối thiểu. Nguyên tắc trả lương phải đảm bảo người đi làm ngoài nuôi mình cần nuôi được gần thêm một người để họ còn nuôi con, cha mẹ mình.

Phát biểu sau đó, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) chia sẻ sự đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Thiện Nhân. Tuy nhiên, bà Lan cũng thẳng thắn nhìn nhận việc tăng lương không chỉ phụ thuộc vào cơ quan bảo hiểm cân đối, mà thực tế mức đóng bảo hiểm ở Việt Nam còn thấp, nhưng muốn tăng lên không dễ.

Coi lại việc trả tiền lương để người lao động đủ nuôi thêm một người - Ảnh 3.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) phát biểu thảo luận - Ảnh: Q.P.

Theo bà Lan, với mức đóng khá thấp như hiện nay và đã chia ra nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động mà đôi khi người phải đóng bảo hiểm còn "xù" không đóng, cơ quan bảo hiểm không làm được gì.

Nữ đại biểu chia sẻ: không chỉ những người về hưu, ngay cả người đang lao động như bác sĩ, dược sĩ mới ra trường lương cũng không đủ sống. Theo bà Lan, cải cách tiền lương hiện nay thường bằng cách nâng mức lương cơ bản, mỗi lần tăng thêm vài trăm ngàn cho 1 hệ số.

Những người mới đi làm hệ số thấp nên số tiền tăng lên cũng không nhiều, không có tích lũy. Trong khi đây là những người cần tích lũy vốn để lấy vợ, lấy chồng, sinh con… 

Nghịch lý là những người làm lâu, hệ số lương cao rất nhiều. Có những người trẻ đột phá, cống hiến nhiều nhưng lương nhận được không bằng các "lão làng", làm việc không xuất sắc lắm.

"Chúng ta vẫn tính lương bằng chủ nghĩa bình quân. Những bất cập về lương vẫn cứ bàn mãi, kỳ họp nào báo cáo cũng nêu, bức xúc của người lao động cũng được đưa ra mổ xẻ nhưng không giải quyết được dứt dạt", đại biểu nêu và đề nghị cần giải pháp giải quyết nhanh vấn đề này.

'Dịch bệnh lắng xuống rồi thì phải tập trung cải cách tiền lương'

TTO - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng "dịch bệnh đã lắng xuống rồi thì phải tập trung cải cách tiền lương" để giải quyết vấn đề thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp