13/12/2016 15:41 GMT+7

Có thể lợi dụng nhập khẩu nhôm để gian lận thuế?

T.V.N. - T.H.
T.V.N. - T.H.

TTO - Nếu được khai báo là nguyên liệu, doanh nghiệp có thể đưa về gia công sơ sài, để xin cấp chứng nhận hàng có xuất xứ Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá hoặc hưởng lợi về thuế.

Nhà xưởng đang gấp rút xây dựng của Công ty Nhôm toàn cầu Việt Nam - Ảnh: Đông Hà
Nhà xưởng đang gấp rút xây dựng của Công ty Nhôm toàn cầu Việt Nam - Ảnh: Đông Hà

Liên quan  đang được canh phòng cẩn mật tại một nhà máy ở Vũng Tàu và vấn đề liệu Việt Nam có trở thành kho nhôm của thế giới - theo một cán bộ hải quan, kho ngoại quan được thành lập tại các cửa khẩu hoặc khu công nghiệp nhằm kịp thời cung ứng hàng hóa, nguyên liệu cho các nhà sản xuất.

Nếu là hàng xuất khẩu, nơi này sẽ là nơi nằm chờ của hàng hóa sau khi đã làm xong thủ tục xuất khẩu, để hạn chế chi phí lưu kho, lưu bãi cho doanh nghiệp. Nếu là hàng nhập khẩu thì đây cũng là nơi xếp hàng hóa chờ thông quan.

Hàng hóa tại kho ngoại quan chưa được tính là hàng nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. Muốn được thông quan, hàng hóa này phải làm các thủ tục về thuế và các thủ tục khác theo quy định hiện hành.

Vì vậy, tất cả hàng hóa, phương tiện vận tải ra vào kho ngoại quan đều phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.

Trong khi đó, một cán bộ có thẩm quyền trong lĩnh vực cấp C/O (xuất xứ hàng hóa) của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu việc nhập khẩu nhôm vào Việt Nam có thể bị lợi dụng lấy C/O của Việt Nam để xuất sang nước thứ ba (nếu ngay từ đầu việc khai báo hàng hóa không được cơ quan chức năng xác định kỹ là thành phẩm hay nguyên liệu) nhằm hưởng thuế suất thấp.

Nếu khai báo được là nguyên liệu, doanh nghiệp có thể đưa “nguyên liệu” về gia công vài công đoạn hết sức sơ sài, để xin cấp chứng nhận hàng có xuất xứ Việt Nam (nhằm tránh được thuế chống bán phá giá hoặc được hưởng lợi về thuế).

Theo các chuyên gia, trên thực tế từng xảy ra gian lận nguồn gốc xuất xứ. Như một số doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc bị áp thuế bán phá giá ở mức rất cao, những doanh nghiệp này tìm cách đưa hàng qua một nước khác chưa bị áp thuế bán phá giá, trong đó có Việt Nam, để từ đó xuất đi với danh nghĩa hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam nhằm hưởng thuế thấp.

Trong trường hợp nguyên liệu nhôm được nhập vào Việt Nam, sau đó được chế biến ra thành phẩm để xuất khẩu cũng phải xem phần giá trị làm ra tại Việt Nam có đủ để xác định đó là sản phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam, trên cơ sở đó sẽ được hưởng thuế thấp ở nước nhập khẩu.

Do vậy, điều quan trọng là các cơ quan chức năng phải kiểm soát thật chặt để tránh bị doanh nghiệp lợi dụng, có thể gặp bất lợi về thuế khi nước nhập khẩu phát hiện sẽ áp dụng biện pháp trả đũa để chống gian lận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

T.V.N. - T.H.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp