Nghiên cứu mới đây cho thấy dưới bề mặt sao Hỏa có thể có nước lỏng - Ảnh: NASA |
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, do một nhóm các nhà khoa học Viện Niels Bohr thuộc ĐH Copenhagen (Đan Mạch) thực hiện.
Theo nghiên cứu, robot Curiosity đã tìm thấy calcium perchlorate - một loại muối có độ hút ẩm cao được cho có thể làm tan chảy băng thành nước trên sao Hỏa.
"Khi đêm xuống, một số hơi nước trong khí quyển ngưng tụ lại trên bề mặt sao Hỏa như sương giá", nhà khoa học Morten Bo Madsen - đồng tác giả nghiên cứu, cho biết.
"Nhưng do calcium perchlorate (hỗn hợp của canxi, clo và oxy), hơi nước biến thành nước muối. Khi nhiệt độ đóng băng giảm xuống, sương giá có thể biến thành chất lỏng", Bo Madsen thêm.
Nước ở dạng lỏng là một thành phần thiết yếu của sự sống. Cho đến nay các nhà khoa học chưa tìm thấy nước dạng lỏng ở nơi khác ngoài Trái đất. |
Nước lỏng sau đó sẽ thấm qua đất xốp và tích tụ bên dưới bề mặt sao Hỏa.
"Theo thời gian, các loại muối khác cũng có thể hòa tan trong đất và bây giờ chúng là chất lỏng, có thể di chuyển và lắng ở nơi khác dưới bề mặt", ông thêm.
Ngoài calcium perchlorate, Curiosity cũng đã gửi về Trái đất ảnh cận cảnh cho thấy trầm tích có dấu vết của nước chảy trong quá khứ để lại. Phát hiện này gợi giả thiết rằng miệng núi lửa dưới chân núi Sharp trên sao Hỏa có thể là một hồ nước lớn.
Tháng trước, NASA thông báo khoảng một nửa bán cầu bắc của sao Hỏa từng là một đại dương mênh mông sâu hơn 1,6 km.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận