06/04/2018 20:55 GMT+7

Có thể bấm ngược mã PIN ATM để chống cướp?

MINH THÀNH
MINH THÀNH

TTO - Thời gian gần đây trên các trang mạng xã hội, nhiều người chia sẻ mẹo chống cướp khi rút tiền bằng cách nhập ngược mã PIN để báo động đến công an. Sự thật, có thể kích hoạt chức năng chống trộm của ATM theo cách nhập ngược mã PIN hay không?

cCó thể bấm ngược mã PIN ATM để chống cướp? - Ảnh 1.

Ngân hàng khuyên người gửi tiền không nên tin vào những tin đồn vô căn cứ lan truyền trên mạng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nội dung mẹo chống trộm được lan truyền chóng mặt trong những ngày qua như sau:

Nếu gặp cướp ép bạn vào máy ATM bắt bạn rút tiền, bạn không nên phản kháng, vì bạn không biết được hắn có thể làm gì với bạn. Việc bạn nên làm là hãy nhập mã số PIN của bạn theo chiều ngược lại.

Ví dụ: nếu mã số PIN của bạn là 1234 thì bạn hãy ấn 4321. Khi bạn ấn ngược mã số PIN, số tiền trên vẫn sẽ chạy ra, nhưng khi ra được 1 nửa thì sẽ dừng lại, đồng thời sẽ gửi thông báo đến cho công an!

Mỗi máy ATM đều có chương trình này, nó được tạo ra nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho bạn và giúp bạn thông báo cho công an. Nhưng không phải tất cả chúng ta đều biết có chương trình này!

Hy vọng mọi người hãy chia sẻ thông tin này đến bạn bè, phòng khi gặp lúc cần thiết có thể giúp được bản thân và bạn bè.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online hôm nay, ông Lê Huỳnh Hà - trưởng phòng quản lý dịch vụ ATM Vietcombank chi nhánh TP.HCM - khẳng định đây là thông tin vô căn cứ nhằm "câu view", tuy nhiên nhiều người lại tin là thật và chia sẻ rất nhiều.

"Nếu bình tĩnh và phân tích kỹ thì có thể thấy trong thông tin trên có rất nhiều điều vô lý. Nguyên tắc để ATM nhả tiền ra là chủ thẻ phải nhập đúng , đồng thời tài khoản của người đó có đủ tiền. Nhập ngược mã PIN thì làm sao ATM có thể nhả tiền được.

Do vậy không có chuyện nhập ngược mã PIN khi gặp cướp ở ATM có thể giúp bạn 'báo công an' hay 'tiền chạy ra được 1 nửa thì sẽ dừng lại' như thông tin được chia sẻ trên Facebook. Chưa kể, nếu chủ thẻ đặt mã PIN là những con số trùng nhau ví dụ 1111, 2222… thì nhập ngược hay xuôi đều ra kết quả giống nhau" - ông Hà phân tích.

Cũng theo ông Hà, trên thực tế không phải đến bây giờ thông tin này mới xuất hiện. Nhưng những ngày gần đây, khi được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội, nhiều người quen của ông cũng gọi để hỏi thông tin này có thật không.

"Đây là những thông tin hoàn toàn hư cấu. Chủ thẻ không nên chia sẻ, phát tán các thông tin này", ông Hà khuyến cáo.

Giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng cổ phần lớn tại TP.HCM cũng khẳng định thông tin được chia sẻ trên hoàn toàn là bịa đặt. Theo vị giám đốc này, khuyến cáo mã PIN ngược là một trò đùa cứ một thời gian lại rộ lên.

"Cách tốt nhất để chủ thẻ tự bảo vệ mình nhằm tránh gặp rủi ro khi rút tiền, đặc biệt là rút tiền vào ban đêm là nên giao dịch ở cây ATM được đặt ở khu vực sáng sủa, có đông người qua lại. Nếu được thì nên đi đông người. Không nên rút ở những trụ ATM khu vực tối, vắng vẻ.

Hiện nhiều ngân hàng có bố trí ATM thành từng cụm, có từ 2, 3 máy trở lên và có bố trí bảo vệ. Nếu được nên tìm đến những trụ ATM này, hoặc ATM đặt trước chi nhánh ngân hàng nếu có nhu cầu rút tiền vào ban đêm để an toàn hơn", vị giám đốc này đưa ra lời khuyên.

Thực hư mật ong uống với sữa đậu nành gây chết người

TTO - Thông tin một số loại thực phẩm khi ăn chung với nhau gây chết người, ung thư, ngộ độc… trên một số diễn đàn thời gian gần đây làm nhiều người lo lắng. Thực hư chuyện kết hợp ra sao?

MINH THÀNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp