17/03/2022 23:23 GMT+7

Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Nga đình chỉ khám phá sao Hỏa

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Kế hoạch đổ bể khi Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos phản ứng với các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu về hành động quân sự của Nga ở Ukraine, và rút hơn 100 chuyên gia của mình ở sân bay vũ trụ của châu Âu tại Kourou, Guiana thuộc Pháp về nước

Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan Vũ trụ Nga đình chỉ khám phá sao Hỏa - Ảnh 1.

Xe tự hành có thể xoay 360 độ ExoMars trong sứ mệnh khám phá sao Hỏa mới bị đình chỉ vì xung đột giữa Nga - phương Tây về vấn đề Ukraine - Ảnh: Cơ quan Vũ trụ châu Âu

Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết sứ mệnh thăm dò sao Hỏa hợp tác giữa Nga và châu Âu đã bị đình chỉ do xung đột trong quan hệ giữa phương Tây với Nga xung quanh chiến sự tại Ukraine. Thông tin được Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos xác nhận ngày 17-3.

Ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, cho biết trên Telegram rằng "Đây là một quyết định rất cay đắng" với tất cả những người đam mê không gian khi phải đình chỉ sứ mệnh khám phá sao Hỏa giữa Nga - châu Âu. Ông nói thêm rằng Nga sẽ "tự mình tiến hành cuộc thăm dò này".

Theo Hãng tin AFP, sứ mệnh này được lên kế hoạch thực hiện vào tháng 9-2022 với mục đích là triển khai một chiếc xe tự hành trên bề mặt sao Hỏa để khoan vào bề mặt của hành tinh này nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống.

Các bên dự kiến sẽ sử dụng bệ phóng và tàu đổ bộ của Nga cho sứ mệnh này. Cụ thể, xe tự hành được đưa lên vũ trự từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan bằng tên lửa Soyuz của Nga, sau đó được đưa xuống đất sao Hỏa bằng tàu đổ bộ Kazachok của Nga.

Tuy nhiên, kế hoạch đổ bể khi Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos phản ứng với các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu về hành động quân sự của Nga ở Ukraine, và rút hơn 100 chuyên gia của mình ở sân bay vũ trụ của châu Âu tại Kourou, Guiana thuộc Pháp về nước.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu ra tuyên bố ngày 17-3 cho biết họ sẽ "nhanh chóng xác định các lựa chọn cho kế hoạch trong tương lai để đảm bảo thực hiện sứ mệnh ExoMars vừa bị đình chỉ".

Xe tự hành có thể xoay 360 độ ExoMars - Video: Cơ quan Vũ trụ châu Âu

Sứ mệnh ExoMars ban đầu được lên kế hoạch sẽ thực hiện vào năm 2020, nhưng bị hoãn lại do đại dịch COVID-19.

Phương án thay thế là sử dụng tàu thám hiểm Rosalind Franklin, đặt theo tên nhà hóa học người Anh và nhà tiên phong về DNA, mà không có sự hỗ trợ của Nga nhưng phương án này sẽ cần những điều chỉnh lớn. Cơ hội để triển khai vụ phóng cũng rất hiếm hoi - chỉ ra 1 lần trong khoảng hai năm.

Ngoài ra, Cơ quan Vũ trụ châu Âu cũng cho biết tất cả các sứ mệnh khác sử dụng tên lửa Soyuz của Nga của họ cũng bị đình chỉ. 

Cụ thể, hai vệ tinh cho hệ thống GPS Galileo của châu Âu, sứ mệnh phóng kính viễn vọng không gian Euclid và vệ tinh quan sát EarthCARE của châu Âu - Nhật Bản hiện bị đình chỉ không thời hạn.

Tuyên bố của Cơ quan Vũ trụ châu Âu nói thêm rằng "chương trình Trạm Vũ trụ quốc tế vẫn hoạt động bình thường".

Cuối tuần qua, giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Dmitry Rogozin cảnh báo các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga có thể khiến Trạm Vũ trụ quốc tế gặp sự cố.

Trước đó, đã có lo ngại rằng căng thẳng giữa Mỹ và Nga có thể khiến phi hành gia người Mỹ Mark Vande Hei, người sẽ quay trở lại Baikonur trên một tên lửa Soyuz vào cuối tháng này, bị mắc kẹt trên trạm vũ trụ.

Phi hành gia sẽ ở đâu khi trạm vũ trụ quốc tế dừng hoạt động? Phi hành gia sẽ ở đâu khi Trạm Vũ trụ quốc tế dừng hoạt động?

TTO - NASA mới đây đã lên kế hoạch cho Trạm ISS nghỉ hưu vào năm 2030 và trở về Trái đất vào tháng 1-2031. Sự kiện này sẽ mở đường cho các trạm vũ trụ tư nhân, đồng thời thúc đẩy nhiều nước xây dựng những trạm riêng cho mình.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp