Bác sĩ Lê Văn Nguyên, phó khoa Cai nghiện chất & điều trị bắt buộc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng khám cho một bệnh nhân tâm thần gây án tại tỉnh Đắk Lắk - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG |
Theo công văn này, các đối tượng bắt buộc chữa bệnh là đối tượng vi phạm pháp luật đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được các cơ quan tố tụng tại Đà Nẵng và các tỉnh đưa đến bệnh viện chữa trị.
Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay bệnh viện do chưa có quy định cụ thể về đối tượng chi trả tài chính cho đối tượng bắt buộc chữa bệnh nên bệnh viện chỉ thu được chi phí điều trị vài trường hợp, còn lại đa số phải “ghi nợ”.
“Nghị định 64/2011 do Chính phủ ban hành quy định về việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh, theo đó Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, điều trị người bị bắt buộc chữa bệnh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực miền Trung- Tây Nguyên.
Từ khi nghị định ra đời đến nay bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho hàng trăm người bị bắt buộc chữa bệnh, trong đó có những bệnh nhân tâm thần gây án điều trị tại đây nhiều năm trời nhưng do không có thông tư hướng dẫn việc chi trả chi phí điều trị nên bệnh viện lúng túng, không có căn cứ thu tiền các đơn vị đưa người đến điều trị, họ cũng không có căn cứ để chi trả.
Trong năm 2014, bệnh viện điều trị cho 36 người bị bắt buộc chữa bệnh với kinh phí điều trị là 384 triệu đồng. Trong năm 2015 bệnh cũng tiếp nhận thêm 22 người bị bắt buộc chữa bệnh”- bác sĩ Ngọc nói.
Theo bác sĩ Ngọc, việc đề nghị TP hỗ trợ chi phí điều trị đối tượng bắt buộc chữa bệnh cũng là biện pháp “chữa cháy” tạm thời. Vì TP Đà Nẵng không thể mãi chi ngân sách chi phí điều trị nhiều người bệnh bắt buộc do các cơ quan tố tụng ở ngoại tỉnh đưa tới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận