Một trung tâm bán hàng của Nguyễn Kim, doanh nghiệp vừa bị phạt và truy thu 148 tỉ đồng tiền thuế - Ảnh: Q.ĐỊNH
Giải thích về việc bổ sung quy định này, Bộ Tài chính cho rằng Việt Nam ngày càng hội nhập sâu đã kéo theo hàng loạt gian lận thuế thông qua chuyển giá, báo lỗ giả nhằm trốn thuế, kinh doanh thương mại điện tử, hoàn thuế xuất nhập khẩu...
Các vi phạm được thực hiện với quy mô ngày càng lớn, có tổ chức, xuyên quốc gia, với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi và có diễn biến phức tạp.
Trong khi đó, do cơ quan thuế chưa được giao quyền điều tra các hành vi tội phạm về thuế nên toàn bộ các vụ vi phạm có dấu hiệu hình sự đều chuyển sang cơ quan điều tra để điều tra, khởi tố vụ án.
Tuy nhiên, tỉ lệ các vụ xử lý được còn thấp do hành vi vi phạm pháp luật về thuế phức tạp, đa dạng, diễn ra trên phạm vi rộng, có liên quan đến chứng từ, sổ sách, kế toán, thanh toán...
Hơn nữa, do cơ quan công an không trực tiếp quản lý cũng như chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ thuế nên quá trình điều tra, trưng cầu giám định thường bị chậm trễ dẫn đến truy thu không kịp thời.
Trong giai đoạn 2011-2015, cơ quan thuế đã chuyển sang cơ quan công an 16.087 trường hợp, trong đó kiến nghị khởi tố 395 trường hợp có chứng cứ rõ ràng. 15.692 hồ sơ còn lại, cơ quan công an đề nghị cơ quan thuế phân tích trong đó có bao nhiêu trường hợp có dấu hiệu phạm tội, nhưng việc này chỉ được thực hiện qua công tác điều tra, thu thập chứng cứ.
Theo Bộ Tài chính, việc bổ sung quy định điều tra trong Luật quản lý thuế về bản chất là công tác điều tra ban đầu, không chồng chéo với công tác điều tra chuyên sâu của các cơ quan chức năng khác.
Quy định này cũng nhằm giảm tải cho cơ quan điều tra chuyên trách, giúp cho cơ quan này điều tra tội phạm trong lĩnh vực thuế hiệu quả hơn, đồng thời tránh để lọt tội phạm, cũng như phát huy nguồn lực sẵn có của cơ quan thuế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận