31/10/2017 12:48 GMT+7

Cơ quan nhà nước nên bắt đầu làm việc từ 8h30

L.THANH
L.THANH

TTO - Đại biểu Quốc hội đề nghị khung giờ làm việc với khối hành chính, dịch vụ công và giáo dục công lập ở các đô thị là 8h30 đến 5h chiều, nghỉ trưa 1 giờ.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định): nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp - Nguồn clip: VTV

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề xuất như vậy khi phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội của Quốc hội sáng 31-10.

Cụ thể, ông Cảnh cho biết trên thế giới cũng như một số nước châu Á, thời gian bắt đầu làm việc của cơ quan nhà nước và khối hành chính là 8h30 và thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng. 

"Các nước có thời gian nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp hơn các nước khác trong khu vực. Trong cùng một đất nước vùng có thời gian nghỉ trưa kéo dài thì kinh tế cũng kém phát triển hơn các vùng còn lại", ông Cảnh nói.

"Ở Việt Nam, thời gian làm việc từ 7h30-5h chiều và thời gian nghỉ trưa kéo dài 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng. Cần nghiên cứu xem khung giờ của chúng ta đã tốt chưa hay cần thay đổi để áp dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam".

Đại biểu Bình Định đề xuất Chính phủ nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của việc thay đổi đối với khung giờ làm việc với khối hành chính, dịch vụ công và khối giáo dục công lập ở các đô thị. 

"Giờ làm việc nên bắt đầu từ 8h30 và kết thúc lúc 5h chiều và thời gian nghỉ trưa 1 giờ. Riêng khối sản xuất, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, họ sẽ tự quyết định giờ làm cho phù hợp", ông Cảnh nói.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh chỉ ra 5 lợi ích của việc đổi khung giờ như trên: giao thông, sức khỏe, quan hệ trong gia đình, quan hệ xã hội và kỷ cương làm việc và tiết kiệm năng lượng.

"Chúng ta sẽ không còn thấy hình ảnh mẹ chở con đi học vội vàng, con ngồi sau cầm bánh mì, hộp sữa vừa không tốt cho sức khỏe của trẻ em lại vừa không an toàn giao thông. Trẻ em thức dậy sớm đến trường, có em vừa đi vừa ăn cho thấy thời gian đi học cần thay đổi để cha mẹ có thể chăm lo cho con em mình tốt hơn", đại biểu này nói.

Nhưng việc đổi giờ làm khó tránh khỏi những khó khăn nếu áp dụng vào thực tế, có thể làm xáo trộn ít nhiều đến cuộc sống của nhiều người dân, ông Cảnh thừa nhận.

"Tuy nhiên, có thay đổi mới có phát triển, nếu thay đổi đạt lợi ích thì cần ưu tiên. Nếu thay đổi mà không đánh giá được hết những lợi ích cũng như khó khăn của tất cả đối tượng bị tác động thì khó khả thi, hiệu quả", đại biểu nói.

"Tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ cho nghiên cứu việc đổi giờ làm, cần lấy ý kiến đầy đủ của việc đổi giờ làm đến từng người dân, doanh nghiệp, chuyên gia trong nước và quốc tế, đồng thời tổ chức hội thảo để đánh giá hết tác động của việc đổi giờ làm".

TP.HCM kết hợp làm lệch ca, học lệch giờ để giảm kẹt xe Tiếp tục học lệch giờ, người kêu hợp lý, kẻ than trời Học sinh TP.HCM tiếp tục học lệch giờ để tránh kẹt xe
L.THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp