29/07/2021 14:32 GMT+7

Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không bị áp thuế

TRẦN VŨ NGHI
TRẦN VŨ NGHI

TTO - Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) chính thức không ban hành biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, sau khi kết thúc điều tra theo mục 301 đối với các vấn đề liên quan đến việc định giá thấp tiền tệ.

Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam không bị áp thuế - Ảnh 1.

Kết luận chính thức của Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ mang lại nhiều tín hiệu tích cực đối với các ngành xuất khẩu chủ lực sang Mỹ hiện nay - Ảnh: T.V.N.

USTR điều tra mục 301 Đạo luật thương mại 1974 liên quan đến các hành vi, chính sách và thực tiễn áp dụng của Việt Nam đối với vấn đề định giá thấp tiền tệ từ năm 2020.

Theo Bộ Công thương, kết quả đạt được nói trên từ cơ sở của những giải pháp thỏa đáng, đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra, cũng như thỏa thuận đạt được ngày 19-7-2021 giữa Bộ Tài chính Hoa Kỳ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hồi tháng 1-2021, nội dung báo cáo của USTR đã cung cấp thông tin tổng quan về vụ việc, bao gồm nguyên nhân và mục đích buộc USTR phải khởi xướng điều tra vụ việc điều tra theo mục 301 với vấn đề tiền tệ của Việt Nam.

Trong báo cáo chính thức của mình, USTR hoàn toàn không đề cập, hoặc đề xuất việc Chính phủ Hoa Kỳ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.​

Không chỉ hoan nghênh ý kiến kết luận của USTR đã mang lại "ý nghĩa tích cực đối với quan hệ thương mại song phương, môi trường kinh doanh, đầu tư ở Việt Nam và quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước", Bộ Công thương còn cho rằng "những nỗ lực, cố gắng của tất cả các cấp từ lãnh đạo Chính phủ đến các bộ ngành, cơ quan, các hiệp hội và doanh nghiệp của cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã mang lại kết quả tích cực".

Trước đó, từ cuối năm 2020, Liên minh Hiệp hội gồm Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cùng Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam (Lefaso) đã từng có kiến nghị khẩn gởi Thủ tướng về việc USTR khởi động điều tra theo mục 301 "có thể mở đường cho việc áp các loại thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam, trong đó có hàng dệt may và giày dép".

Theo Liên minh Hiệp hội, sau khi nhận được thông tin trên, cả Vitas và Lefaso đã làm việc ngay với Hiệp hội Giày dép và may mặc Hoa Kỳ (AAFA) cùng Hiệp hội Phân phối bán lẻ giày dép Hoa Kỳ (FDRA) về việc này.

Do tầm ảnh hưởng quan trọng của nguồn cung giày dép và hàng may mặc từ Việt Nam và theo xác nhận của Liên minh Hiệp hội, "cả AAFA và FDRA đều đã kiến nghị tới USTR cân nhắc để không gây thêm gián đoạn về chuỗi cung ứng".

Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi chính quyền Joe Biden gửi thêm vắc xin cho Việt Nam Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi chính quyền Joe Biden gửi thêm vắc xin cho Việt Nam

TTO - Hiệp hội may mặc và giày dép Mỹ (AAFA) đại diện cho 1.000 doanh nghiệp hôm 27-7 đã gửi thư đề nghị Tổng thống Joe Biden gửi thêm vắc xin COVID-19 cho Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng may mặc.

TRẦN VŨ NGHI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp