Sản xuất, tiêu dùng hồi phục
Theo số liệu từ IMF, với dân số gần 100 triệu người, trong đó một nửa dưới 32 tuổi, nước ta đã đạt được mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người ấn tượng với tỉ suất CAGR 7,1% từ năm 2017, đạt hơn 4.000 đô la Mỹ vào năm 2022 - mức cao nhất trong số các nước ASEAN/EM. Chính phủ đã đặt ra mục tiêu nâng mức GDP bình quân đầu người lên 7.500 đô la Mỹ vào năm 2030 và 10.000 đô la Mỹ vào năm 2035.
Với lực lượng lao động dần chuyển sang các ngành có giá trị gia tăng cao hơn, một tỉ lệ lớn người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tham gia vào tầng lớp trung lưu trong vài năm tới. Việt Nam đã và đang chứng kiến thời kỳ vàng của tăng trưởng tiêu dùng cũng như cổ phiếu ngành tiêu dùng.
Mới đây, theo cập nhật từ Tổng cục Thống kê (GSO), tính chung 2 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 1.031,5 nghìn tỉ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, nhờ hiệu quả từ các chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch cũng như sự nỗ lực của chính quyền và người dân nên số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 02-2024 đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 1,3% so với tháng trước và tăng 64,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3 triệu lượt người, tăng 68,7% so với cùng kỳ năm trước.
Một thông số khác cũng quan trọng không kém, góp phần hé lộ bức tranh phục hồi của nền kinh tế là Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP). Theo đó, theo số liệu từ GSO, tính chung 2 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,9%). Chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 56 địa phương và giảm ở 7 địa phương trên cả nước.
Sáng ngày 1 tháng 3 vừa qua, báo cáo Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers Index (PMI) mới nhất của S&P Global đã được công bố. Các nhà sản xuất Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng trở lại vào đầu năm 2024, việc làm tăng lần đầu tiên trong 4 tháng nhờ đơn hàng cải thiện. Theo đó, PMI ngành sản xuất của Việt Nam nhích nhẹ trong tháng 2-2024, đạt 50,4 điểm và duy trì trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ 2 liên tiếp.
Những con số biết nói của sản xuất, tiêu dùng từ đầu năm đến nay phần nào báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và tiêu dùng nói riêng, góp phần thúc đẩy kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ.
Dòng tiền vào cổ phiếu
Các nhóm ngành có khả năng tăng trưởng bền vững, ít rủi ro hơn như công nghệ, y tế, dược phẩm, tiêu dùng, bán lẻ, tiện ích,… thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư khối ngoại lẫn tổ chức. Mã chứng khoán MSN của Tập đoàn Masan trong giao dịch những ngày gần đây bất ngờ tăng vọt, có những phiên giúp VN-Index giữ sắc xanh.
Trong thời gian gần đây, cổ phiếu MSN của Masan có sự bứt phá mạnh mẽ về thanh khoản giao dịch. Cụ thể, vào phiên ngày 19-2 và 29-2, khối lượng giao dịch của cổ phiếu này vượt gấp 5 lần trung bình 5 phiên gần nhất, đạt lần lượt 7,83 và 8,29 triệu đơn vị tương ứng mới tổng giá trị giao dịch là 588 và 586 tỉ đồng, đạt mức gần 550 tỉ đồng trong phiên ngày 19-2 và 29-2 vừa qua. Đà tăng cả về lượng về giá của MSN tiếp tục tiếp diễn trong ngày 5-3 với mức tăng trần cùng thanh khoản đột biến gần 1.000 tỉ đồng, đóng cửa tại mức 75.700 VND.
Kết hợp yếu tố phân tích kỹ thuật và xu hướng tích cực của thị trường tiêu dùng, bán lẻ, cổ phiếu MSN là cơ hội đầu tư giúp mang lại lợi nhuận tiềm năng cao. Cụ thể, với giá đóng cửa 75.700 VND tại ngày 5-3, nếu so sánh với giá mục tiêu năm 2024 của J.P Morgan định giá MSN, cổ phiếu này đạt tiềm năng sinh lời đến 35%.
Nhận diện rõ những lợi thế trong năm 2024, Masan đặt mục tiêu lợi nhuận nằm trong khoảng 2.290 tỉ đồng và 4.020 tỉ đồng. Trong kịch bản tích cực, lợi nhuận Masan tăng trưởng mạnh gấp đôi so với mức 1.950 tỉ đồng của năm 2023.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận