25/03/2020 15:48 GMT+7

Có phải tất cả cơ sở kinh doanh ăn uống đều phải tạm đóng cửa?

TIẾN LONG
TIẾN LONG

TTO - Từ 18h ngày 24-3, nhiều hàng, quán ăn đã tạm thời đóng cửa để chống dịch COVID-19 theo lệnh của UNDD TPHCM. Câu hỏi đặt ra: Có phải tất cả cơ sở kinh doanh ăn uống đều phải tạm đóng cửa?

Có phải tất cả cơ sở kinh doanh ăn uống đều phải tạm đóng cửa? - Ảnh 1.

Một nhà hàng ở quận 2 cũng treo bảng "quán tạm nghỉ" - Ảnh: MINH HÒA

Chiều 25-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà Phạm Khánh Phong Lan - trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM - cho biết TP đã họp và thống nhất chỉ cấm các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn không phục vụ trên 30 khách cùng một lúc.

Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND 24 quận, huyện trên địa bàn đề nghị triển khai hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP.

Theo đó, các cửa hàng, quầy hàng, quán ăn, nhà hàng, thức ăn đường phố, căngtin cơ quan, bệnh viện chỉ phục vụ cho tối đa 30 người ăn uống cùng thời điểm.

Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh ăn uống phải nghiêm túc thực hiện việc hạn chế tụ tập đông người, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và các nguyên tắc phòng chống dịch. Khuyến khích các hình thức đặt hàng, bán hàng qua điện thoại, qua mạng, giao hàng tận nơi.

Bà Lan cho biết thêm riêng các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể của công nhân vẫn hoạt động bình thường, nhưng phải có các biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống dịch cho người ăn, giảm số lượng người sử dụng suất ăn trong cùng thời điểm. 

Trước đó, chiều tối 24-3, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã ký quyết định tạm dừng hoạt động các khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ 30 người trở lên); CLB bida, phòng tập thể hình, cơ sở làm đẹp, uốn tóc, hớt tóc trên địa bàn kể từ 18h ngày 24-3-2020 đến hết ngày 31-3-2020 để phòng chống dịch COVID-19.

Quyết định này khiến nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ lo lắng vì không biết các cơ sở kinh doanh không được phục vụ một lúc 30 khách hay những cơ sở có công suất phục vụ trên 30 khách sẽ đóng cửa.

Ngay trong sáng 25-3, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, nhiều cơ sở kinh doanh đã đóng cửa, treo bảng bán hàng và vận chuyển online. 

Tuy nhiên cũng có địa điểm kinh doanh bỏ bớt bàn ghế để phù hợp với công suất phục vụ không quá 30 người.

Trước việc các cơ sở kinh doanh không thống nhất cách hiểu, sáng 25-3, UBND TP.HCM đã họp khẩn để làm rõ vấn đề này và có hướng dẫn cụ thể đối với các cơ sở kinh doanh.

phong-lan-1572538939103963632060

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Ảnh: TTO

* Như vậy các cơ sở kinh doanh ăn uống sẽ vẫn được hoạt động và chỉ không được phục vụ trên 30 người?

- Bà Phạm Khánh Phong Lan: Thực ra có cách hết, tức là làm sao đừng để tụ tập đông người mà không gây biến động lớn. Nếu mọi người hiểu đóng cửa cơ sở kinh doanh ăn uống có công suất trên 30 người thì tất cả nhà hàng đều phải đóng cửa hết thì rất khó.

Thậm chí những cơ sở nhỏ công suất không quá 30 nhưng lỡ khách đến quá 30 người thì phải làm sao. Cho nên tránh tụ tập đông người là mục tiêu của mình, bởi vậy cùng một lúc cơ sở kinh doanh ăn uống đó chỉ không được đón quá 30 người.

* Vậy các căngtin của các bệnh viện, cơ quan thì sao, thưa bà?

Cũng phải đảm bảo không được phục vụ quá 30 người. Tức là quá số lượng 30 người đến ăn thì ngưng đón khách. Số người còn lại thì đem lên phòng cho từng người.

TP.HCM đóng cửa nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc... đến hết tháng 3 TP.HCM đóng cửa nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc... đến hết tháng 3

TTO - Khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, quán beer club, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (công suất phục vụ 30 người trở lên), cơ sở làm đẹp, hớt tóc... tại TP.HCM sẽ đóng cửa đến hết tháng 3.

TIẾN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp